1. Dẫn nhập
Tín ngưỡng thỡ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian của cộng đồng các tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu tích hợp các hiện tượng văn hóa dân gian như huyền thoại, thần tích, cơ sở thờ tự, sự dung hợp các tôn giáo, các nghi lễ, diễn xướng dân gian… Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ lâu đời và là một nét văn hóa của nhiều tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, với mỗi đất nước, vùng miền, dân tộc và các tộc người, xuất phát từ môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa thì việc thờ phụng Nữ thần và Mẫu thần mang tính đặc thù.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Khánh Hòa là vùng đất hiện vẫn đang tồn tại những tập tục thờ Mẫu cùng với các nghi lễ như múa bóng, hát chầu văn, hầu bóng, múa dâng bông… trong các lễ hội gắn với các Nữ thần và Mẫu thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa nói riêng được xem như một bảo tàng văn hóa sống, nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải cực Nam Trung Bộ, nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa có những đặc điểm tương đồng, khác biệt về đối tượng thờ cúng, cấu trúc thờ tự và nghi lễ thờ cúng so với cơ sở thờ Mẫu người Việt ở Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa được xem là một hiện tượng văn hóa mang tính nổi trội, tính phổ quát và là một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân.
Như vậy, Tín ngưỡng thờ Mẫu là một bộ phận của tín ngưỡng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tín ngưỡngđược hiểu: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [dẫn theo Trần Quốc Vượng (Chủ biên) 2010: 95]
2. Nữ thần và Mẫu thần thờ phụng ở Khánh Hòa
Tín ngưỡng thờ Mẫu thần nói chung hay Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần. Tuy nhiên, các hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu không phải luôn luôn đồng nhất. Nói cách khác, Mẫu đều là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều được coi là Mẫu thần, mà chỉ một số Nữ thần được cộng đồng tôn vinh Mẫu thần. Sự phân chia Nữ thần và Mẫu thần này chỉ mang tính tương đối, vì bản chất Mẫu thần cũng chính là Nữ thần, các vị Nữ thần được thờ phụng mang tính nữ, phân biệt với Nam thần.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa bao gồm cả ba lớp: Nữ thần, Mẫu thần, Mẫu Tam phủ và Mẫu Tứ phủ như tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ. Sự phân chia lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần được thờ phụng phổ biến ở Khánh Hòa cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi.
Theo từ điển tiếng Việt: “Nữ là danh từ chỉ người thuộc tính nữ, phân biệt với Nam; Nữ thần vị thần là phụ nữ” [Nguyễn Như Ý (Chủ biên) 1998:1288]. Nữ thần là các vị thần phụ nữ, một đối tượng được thờ phụng khá phổ biến trong cộng đồng các tộc người ở nước ta. Điều này biểu hiện một phần cho truyền thống trong văn hóa nông nghiệp lúa nước là coi trong mẫu hệ. “Đã có những công trình nghiên, giới thiệu sơ lược huyền thoại và thần tích 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta” [dẫn theo Ngô Đức Thịnh 2007: 11].
Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Lớp thờ Nữ thần mang tính phổ quát rộng rãi, phù hợp với xã hội nông nghiệp và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Lớp Mẫu thần phát triển trên cái nền thờ Nữ thần, thường gắn với tính chất quốc gia, như thờ các Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, như Nguyên phi ỷ Lan, Mẹ Gióng, Mẫu Tây Thiên, Thiên Y A Na, Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen, Bà Chúa Xứ,… Về cơ bản lớp Nữ thần và Mẫu thần mang tính bản địa, nội sinh. Lớp Mẫu Tam phủ, Tứ phủ hình thành trên cơ sở tín ngưỡng Nữ thần và Mẫu thần kết hợp với tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, sau khi đã hình thành và định hình thì đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã và đang ảnh hưởng theo hướng “Tam phủ, Tứ phủ hóa” tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần” [ Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) 2010: 179 - 180].
Chu Xuân Diên cho rằng tục thờ Nữ thần xuất phát từ tín ngưỡng thờ mặt trời có biến dạng của nó là tục thờ Trời: “Tục thờ Trời thường gắn với tục thờ Đất và Nước. Ba hiện tượng này thường được hình dung dưới ba bộ Nữ thần: Bà Trời (hay Bà Thiên, Bà Mụ), Bà Đất (Mẹ Đất hay Địa Mẫu) và Bà Nước (hay Bà Thủy). Trong tín ngưỡng Tam Phủ, ba Nữ thần này được thờ chung như một bộ tam tài cai quản ba vùng: trời - đất - nước: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Trong dân gian, có tục lập một ban thờ “lộ thiên” ở góc sân, gọi là bàn thờ Bà Thiên. Trong cung đình có lễ Nam Giao tức tế Trời. Vua lập đàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành, hàng năm hoặc ba năm một lần, đến đó tế Trời” [Chu Xuân Diên 2008: 68].
Các Nữ thần được thờ phụng phổ biến ở Khánh Hòa như Bà Kim, Bà Mộc, Bà Hỏa, Bà Thổ và Bà Thủy, dân gian thường gộp chung là Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành thượng giới, có nơi thờ tách riêng và có bài vị ghi rõ tước vị từng Bà như miếu Ngũ Hành trong di tích lịch sử Am Chúa, miếu Thiên Y thôn Đại Điền Đông: Kim Đức Thánh Phi Tặng Chiếu Hiển Hiệu ứng Trung Đẳng Thần, Mộc Đức Thánh Phi Tặng Thanh Tú Khởi Trực Trung Đẳng Thần, Thủy Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung, Hỏa Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung Đẳng Thần, Thổ Đức Thánh Phi Tặng Hoằng Đại Hậu Trung Đẳng Thần.
Ngũ hành vừa được thờ riêng ở trong các miếu hoặc được phối thờ chủ yếu trong đình và miếu mà ở đó thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu như: đình Phước Hải, miếu Linh ứng Ngũ hành Sơn, Ngũ hành, Cổ Chi… Đây là một điều khác biệt với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ, hiếm có hiện tượng thờ Ngũ hành ở chùa, miếu đặc biệt không có sự phối thờ Ngũ hành trong các ngôi đình. Điều này cho thấy tín ngưỡng thờ Thiên Y giữ vai trò chủ đạo nhưng bên cạnh đó vẫn dung hợp những tín ngưỡng, tôn giáo khác để tạo nên sự hòa hợp cũng như tính tổng hợp của văn hóa Việt Nam
Ngũ hành, theo quan niệm dân gian liên quan tới mọi mặt của đời sống con người, không kể người làm những nghề nghiệp khác nhau, như ngư nghiệp, buôn bán; không kể cư dân sống ở ven biển, dọc sông hay vùng bán sơn địa. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, miếu thờ riêng hay phối thờ Bà Ngũ hành thường tập trung ở ven biển, ven các lạch, cửa sông. Đặc biệt các làng làm nghề cá ven biển thì thờ nhiều hơn, với mong muốn các Bà phù hộ độ trì trong công việc đánh bắt cá, cầu sức khỏe, cầu may mắn, tránh rủi ro, thiên tai… Do vậy mà trong các am, miếu thậm chí cả trong chùa, đình làng ở Khánh Hòa thờ Bà Ngũ hành.
Các Mẫu thần được thờ phụng ở Khánh Hòa bao gồm Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Mẫu Tam Phủ, Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Thiên Hậu, Mẫu Ngũ Hành, Diêu Trì Kim Mẫu, Thánh Mẫu Đệ Bát Tiên Nương, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phối thờ với Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Như chúng ta đã biết, Khánh Hòa trước đây là vùng đất của vương quốc Chămpa, nhưng kể từ năm Quý Tỵ (1653) người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã theo chúa hiền Nguyền Phúc Tần vào đây lập nghiệp ở Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Trên bước đường nam tiến, người Việt đã mang theo cả những phong tục tập quán truyền thống của họ như thờ cúng Thành hoàng làng, thờ cúng tổ tiên, văn hóa ẩm thực… Trong các giá trị văn hóa truyền thống đó, đặc biệt có tín ngưỡng thờ Mẫu cùng với các giá trị văn hóa dân gian được tích hợp xung quanh nó là hát văn, múa bóng, hầu bóng cũng được người Việt mang theo nhưng đã có sự biến đổi, tiếp nhận những yếu tố mới trong tín ngưỡng thờ Mẫu vốn có của người Việt ở Bắc Bộ.
Trong số các Mẫu thần được thờ phụng ở Khánh Hòa kể trên, thì Mẫu thần Thiên Y A Na được coi là Mẫu thần chủ đạo, được thờ phổ biến nhất, quan trọng nhất. Mẫu thần Thiên Y A Na chính là kết quả của sự Việt hóa của Nữ thần Pô Inư Nưgar (Nữ thần Mẹ Xứ sở của người Chăm). Do sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng nên người Việt ở Khánh Hòa trải qua các thời kỳ lịch sử đã dần dần Việt hóa các yếu tố tôn giáo, đền tháp của người Chăm thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu quan trọng của người Việt. Đó chính là sự Việt hóa về huyền thoại Thiên Y A Na Thánh Mẫu, các tên của các đền thờ trong quần thể tháp PoNagar, người Việt đã chuyển từ Yang Pô Inư Nưgar của người Chăm thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu mang tính nửa Việt nửa Chăm. “Thiên, tức là trời, là dịch nghĩa của Yan Pô; còn Y A Na là phiên âm của Inư Nưgar. Sau đấy là Việt hóa các linh vật được thờ trong các ngôi tháp trong khu đền Pô Nagar: tòa tháp chính là nơi thờ Bà Thiên Y A Na; tháp nam - nơi thờ thái tử Bắc Hải, chồng Bà Thiên Y A Na; tháp đông nam - thờ ông bà Tiều, cha mẹ nuôi Bà Thiên Y A Na; tháp tây bắc là nơi thờ công chúa Quý và hoàng tử Trí, hai người con của Bà Thiên Y A Na” [UBND tỉnh Khánh Hòa 2012: 226].
Người dân Khánh Hòa thường gọi danh xưng của Thiên Y A Na Thánh Mẫu là Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Đảo và tên gọi thường nhật là “Bà”. Bà là Mẫu thần được thờ phụng phổ biến trong các làng quê, thành thị ở Khánh Hòa như miếu, am, đình, chùa, trong gia đình, nhưng cơ sở thờ tự quan trọng, trung tâm hơn cả đó chính là di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà và Am Chúa. Vì thế, mà Khánh Hòa được coi là trung tâm, nơi phát tích và tích hợp tín ngưỡng thờ Mẫu cho cả miền Trung.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Tứ phủ ở Khánh Hòa. Đây là tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Tứ phủ do người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ dần dần mang theo để tạo tính tổng hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa. Trong bài viết: “Thờ Mẫu và các hình thức múa bóng và hầu bóng ở Nam Bộ” Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Hiện tại, ở miền Trung, nhất là Trung và Nam Trung Bộ chúng tôi chưa quan sát thấy cơ sở đền phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và kèm theo nó là nghi lễ hầu bóng, mặc dù ở đó không ít nơi thờ Nữ thần và Mẫu thần mà tiêu biểu là thờ Thiên Y A Na - Bà Chúa Ngọc” [Ngô Đức Thịnh 2005: 28].
Như vậy, trên thực tế mà chúng tôi đã nghiên cứu ở Khánh Hòa đã xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và có nghi lễ múa bóng, hầu bóng, hát văn mang tính điển hình cho miền Trung và và Nam Trung Bộ.
Thờ Mẫu Tam phủ ở Khánh Hòa nghi lễ hầu đồng, hát văn được thể hiện rất rõ trong đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, xã Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh và trong một số gia đình người dân có tâm thức thờ Mẫu ở Khánh Hòa. Điều thú vị này chúng tôi còn quan sát trong miếu Thiên Y ở phường Phương Sài thuộc thành phố Nha Trang Mẫu Tam phủ ở đây chính giữa là Bà Thiên Y A Na là biểu tưởng cho Mẫu Thượng Thiên, một bên là Long Cung Thánh Mẫu (Mẫu Thoải) và một bên là Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Mẫu Thượng Thiênđược gắn với quyền năng sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp, mặc trang phục màu đỏ. Trên vùng đất Khánh Hòa thì Thiên Y A Na Thánh Mẫu được người Việt dung hợp và xem như là Mẫu Thượng Thiên, trang phục của Thiên Y A Na Thánh Mẫu về truyền thống ở vùng đất Khánh Hòa là màu vàng. Trong quan niệm dân gian truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ, Mẫu Thượng Thiên chính là biểu hiện của Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi, là các vị thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp. Các huyền thoại về Mẫu Thượng Thiên cũng thường liên quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên, vị thần chủ cao nhất và được cúng nhiều nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta.
Vùng đất Khánh Hòa, nơi mà Thiên Y A Na Thánh Mẫu được Việt hóa từ Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm là Mẫu thần chủ đạo trong đời sống văn hóa người Việt vốn có tâm thức thờ Mẫu.
Măc dù Mẫu Liễu Hạnh cũng được người Việt mang vào đây, nhưng vai trò của Mẫu ở Khánh Hòa rất mờ nhạt trong tâm thức của cộng đồng, không được đề cao như người Việt ở Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ. Nơi thờ duy nhất trong đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, xã Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh mà thôi. Ở đây Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng được phối thờ với Đức Thánh Trần Hưng Đạo như quan niệm dân gian của người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng là “Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ”.
Mẫu Thượng Ngàn là sự hóa thân của Thánh Mẫu trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số, mặc áo màu xanh. Các đền thờ Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện ở khắp mọi miền, nhưng nơi thờ phụng chính gắn với hai truyền thuyết là ở Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Mẫu Thượng Ngàn được thờ trong đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, xã Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh, miếu thiên Y ở phường Phương Sài thành phố Nha Trang, miếu Linh Ứng Ngũ Hành ở xã Diên Toàn - Diên Khánh… và trong một số gia đình cư dân Khánh Hòa có tâm thức thờ Mẫu.
Mẫu Thoải là sự hóa thân của Thánh Mẫu cai quản miền sông nước, ao hồ, biển cả, làm mưa, chống lũ lụt hạn hán, thường mặc trang phục màu trắng. Một điều khác lạ mà chúng tôi quan sát được trong ngôi miếu Thiên Y ở phường Phương Sài, thành phố Nha Trang thì sắc phục của Bà lại là màu xanh nước biển. Điều này cũng chứng minh rằng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ít nhiều đã có sự biến đổi để phù hợp với vùng đất mới, với yếu tố biển cả của Khánh Hòa thuộc vùng đất duyên hải cực Nam Trung Bộ. Nhiều huyền thoại về Bà rất phong phú. Có huyền thoại cho rằng Mẫu Thoải là vợ của vua Thủy Tề, được Thượng đế phong là Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương, được dân làng Viêm Xá, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) thờ Thành hoàng làng. Huyền thoại khác kể rằng Mẫu Thoải là nhiều Bà, vốn là con gái Lạc Long Quân, trông coi sông biển nước Nam. Mẫu Thoải được thờ phổ biến trong miếu, đền thờ Mẫu ở Khánh Hòa như đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, miếu Thiên Y ở phường Phương Sài, miếu Linh Ứng Ngũ Hành… và trong một số gia đình cư dân Khánh Hòa có tục thờ Mẫu.
Mẫu Địa là Thánh Mẫu sáng tạo và cải quản đất cát cho con người. Nếu như sắc phục trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Bắc Bộ thường mặc trang phục màu vàng, thì vùng đất Khánh Hòa trong các điện, đền, miều thờ, am thờ Bà thường mặc trang phục màu đen.
Bà Thiên Hậu, Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ và Thánh Mẫu Đệ Bát Tiên Nương
Bà Thiên Hậu, còn gọi Mã Châu, Thiên Hậu nguyên nương, Thiên Phi được thờ chủ yếu trong cộng đồng người Hoa trên khắp các vùng miền ở nước ta. Ở vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ chúng tôi đã nghiên cứu thì đền thờ Bà ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận đều có. Trên vùng đất Khánh Hòa Bà Thiên Hậu được thờ trong chùa Bà Thiên Hậu ở thị xã Ninh Hòa; chùa Bà Thiên Hậu trên đường 23 tháng Mười trong thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Theo văn bia trong chùa Bà Thiên Hậu của người Hoa, đường 23 tháng 10 thành phố Nha Trang có chép sự tích về Bà như sau: “Thiên Hậu Thánh Mẫu là phong hiệu sắc tứ của Hoàng triều; thông thường đều xưng là Mẹ tổ, nhân sĩ viết (Quảng Đông) đều xưng là “A Bà”. Bà là thiếu nữ, người con có hiếu, nguyên quán trên đảo Châu Mi, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến. Mẹ tổ là con gái thứ 6 nhà họ Lâm, sinh năm Kiến Long thứ nhất vua Tống Thái Tổ (ngày 23 tháng 3 năm Canh Thân 960). Mẹ tổ thăng hóa vào ngày 9 tháng 9 năm 987. Bà sống trên đời chỉ có 28 năm, là trinh nữ chưa chồng. Theo sử sách cổ gọi là Mẹ tổ vào ngày cửu trùng 9 tháng 9 hàng năm. Bà Thiên Hậu được ghi là Lâm Tức Mạc, con gái thứ sáu của Lâm Nguyện, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Bà sinh ra hương thơm ngào ngạt, lớn lên có nhiều phép màu linh nghiệm, đời vua Khang Hy được phong làm Thiên Phi, sau là Thiên Hậu, là một vị thần biển…
Diêu Trì Kim Mẫu, hay Tây Vương Mẫu. Vị này vốn là thần trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, được Đạo giáo tôn đứng đầu các vị Nữ thần. Dân gian tôn Bà là vị thần tượng trưng cho sự trường sinh bất tử. Sách Từ điển Văn hóa Cổ truyền Trung Hoa cho biết: “Lại có truyền thuyết cho rằng Tây Vương Mẫu là vợ của Phù Tang Đại Đế (hoặc Ngọc Hoàng đại đế), sinh ra 7 người con gái, cô út tự tiện xuống hạ giới lấy một chàng trai nghèo tên là Đổng Vĩnh, bị Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu bắt trở lại thiên đình. Chuyện này lưu truyền từ đời Hán và đời Tấn, sau đó ngày càng được lưu truyền rộng hơn” [ Doãn Hiệp Lý (Chủ biên): 2211].
Mẫu thần Cửu Thiên Huyền Nữ được lý giải: “Nữ thần mà Đạo giáo tín cử”. Còn gọi là “Nguyên nữ”, “Huyền nữ”, “Cửu Thiên Nương Nương”. Vốn là Nữ thần trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, sau được Đạo giáo tín cử. Theo các sách Vân Kiềm Thất Giám, Cửu Thiên Huyền Nữ truyện, Hoàng Đế Nội Kinh, thì Cửu Thiên Huyền Nữ đầu người thân chim, từng là nguyên soái của Hoàng Đế, đệ tử của Thánh Mẫu Nguyên Quân. Hoàng Đế giao chiến với Si Long mãi không thắng. Một hôm Cửu Thiên Huyền Nữ cưỡi chim phượng đỏ, mặc bộ y phục chín màu, đáp xuống hạ giới, trao cho Hoàng Đế lá bùa dùng binh lục Giáp Lục Nhâm và sách sai khiến quỉ thần, đồng thời chế ra 80 cái trống mà đánh bại SiLong”. Ngoài ra, Bà còn được xem là vị tiên nữ cai quản chín tầng Trời có tên: Quân Thiên, Thượng Thiên, Biến Thiên, Huyền Thiên, U Thiên, Hiệu Thiên, Chu Thiên, Viên Thiên và Dương Thiên. Ở Nam Bộ, Cửu Thiên Huyền Nữ được người Việt thờ trong gia đình với chức năng độ mạng cho nữ giới. Trong bức tranh, hình Bà được vẽ ngồi trên ngai, đầu cài trâm, tay cầm hốt, có người hầu cầm ấn “ Cửu Thiên”[Doãn Hiệp Lý (Chủ biên): 2211]. Cửu Thiên Huyền Nữ và Diêu Trì Kim Mẫu được phối thờ với Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong miếu Linh Ứng Ngũ Hành sơn ở xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh và trong một số gia đình ở Khánh Hòa.
Thánh Mẫu Đệ Bát Tiên Nương theo dân gian người dân Khánh Hòa kể rằng, Bà vốn là một trong những Nữ thần của người Chăm, sau khi người Chăm rút về Ninh Thuận. Phải chăng Bà chính là Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm chăng? Hiện nay Bà được người Việt thờ phụng trong miếu An Lạc trên đường Phan Đình Giót thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bà được người dân coi như một vị Thành hoàng Làng, hàng năm cũng thường được cúng tế vào Xuân - Thu nhị kỳ.
Như vậy, các vị thần được coi là Nữ thần hay Mẫu thần được thờ phụng phổ biến ở Khánh Hòa đều là kết quả của sự giao lưu, hỗn dung văn hóa của nhiều lớp cư dân của người Chăm, người Việt và người Hoa.
3. Cơ sở thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Cơ sở thờ thờ Mẫu ở Khánh Hòa về cơ bản giống như thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ bao gồm: miếu, am, đền, chùa, gia đình nhưng điều khác biệt là các Mẫu thần còn được phối thờ trong các ngôi đình làng, phối thờ với lăng thờ cá Ông, trung tâm quan trọng là Tháp Bà, Am Chúa, đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên. Khánh Hòa là vùng đất có nhiều cơ sở thờ Nữ thần và Mẫu thần.
Nữ thần và Mẫu thần được thờ phụng phổ biến ở đền, am, miếu, đình làng, chùa… trong các làng xã của người Việt trên vùng đất Khánh Hòa. Đó là miếu Thiên Y - thôn Đại Điền; Am Chúa - Diên Điền; miếu Thiên Y Thánh Mẫu - thôn Phước Lương; miếu Thiên Y Thánh Mẫu thôn Sơn Thạnh; miếu Linh Ứng Ngũ Hành, chùa Suối Đổ… huyện Diên Khánh; Đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên - xã Cam Phúc Nam - Tp.Cam Ranh; miếu Ngũ hành, miếu An Lạc - phường Phương Sài, đình Phước Hải, đình Phương Sài, chùa Bà Thiên Hậu trên đường 23 tháng 10; miếu Cổ Chi thôn Phú Vinh - Phú Bình xã Vĩnh Thạnh; chùa Oai Linh - Tp.Nha Trang; chùa Bà Thiên Hậu thị xã Ninh Hòa…
Trong số các cơ sở thờ Mẫu ở Khánh Hòa thì Tháp Bà là cơ sở mà người Việt đã kế thừa để rồi Việt hóa cả về linh vật, tên các ngôi tháp và các nghi lễ theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ. Tháp Bà là trung tâm thờ Mẫu quan trọng và có nghi lễ lớn nhất ở Khánh Hòa.
Một điều khác biệt mà chúng tôi nhận ra, nếu các ngôi chùa người Việt thường có ban thờ Mẫu Tam phủ hoặc Tứ phủ, thì trong một số ngôi chùa ở Khánh Hòa chỉ phối thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu mà thôi.
Nếu như các ngôi đình làng của người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng nơi thờ Thành hoàng làng, vị thần cai quản và bảo trợ cho dân làng thường là Nam thần. Thì ở vùng đất Khánh Hòa, một vùng đất mới mà người Việt đến đây lập nghiệp cũng mang theo tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, điều khác biệt là trong các ngôi đình còn có sự phối thờ với Ngũ hành, Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Đây là một hiện tượng văn hóa hiếm thấy trong các ngôi đình của người Việt ở Bắc Bộ. Các Nữ thần và đặc biệt là Thiên Y A Na Thánh Mẫu đôi khi được xem như một vị Thành Hoàng làng của cộng đồng cư dân ở Khánh Hòa.
Khánh Hòa là vùng đất thuộc duyên hải cực Nam Trung Bộ, do yếu tố biển cả mà người Việt có tục thờ cá Ông (Ông Nam Hải). Họ coi cá Ông như một vị Thượng đẳng thần được cộng đồng xây lăng để thờ và thường được phối thờ với Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Ngũ hổ. Điều này cũng chứng tỏ yếu tố biển không chỉ có vai trò trong cuộc sống thường nhật mà còn chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của những ngư dân ven biển.
Như trên chúng tôi đã khẳng định vùng đất Khánh Hòa đã có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và kèm theo đó là các nghi lễ hầu đồng, hát chầu văn. Hiện tượng văn hóa này được chúng tôi nghiên cứu và tìm thấy ở ngôi đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên ở xã Cam Phúc Nam, thị xã Cam Ranh (nay là thành phố Cam Ranh), tỉnh Khánh Hòa. Ngôi đền do người Việt đến từ các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tạo dựng năm 1997. Trong đền thờ, có điện thờ Mẫu mang tính tổng hợp của người Việt ở Bắc Bộ kết hợp với Bắc Trung Bộ. Cho nên, các tượng thờ Mẫu của đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên có tính chất đa dạng nhất, thuần Việt nhất và số lượng nhiều nhất trong các di tích thờ Mẫu ở Khánh Hòa mà chúng tôi đã đi điền dã. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt không chỉ thờ một vị thần duy nhất, mà thờ cả một hệ thống thế giới thần linh. Thế giới thần linh này tuy mang tính chất hỗn tạp nhưng lại gần gũi với cư dân sản xuất nông nghiệp lúa nước, nương rẫy, ngư nghiệp, lâm nghiệp… Các vị thần vốn có quan hệ mật thiết với trời đất, với núi rừng, sông nước,… Hệ thống thế giới thần linh của điện thờ Mẫu được sắp xếp theo một trình tự như sau:
Một là Phật A di đà, Phật Thích ca mâu ni và Phật Bà Quan Âm là ba pho tượng tam thế của Phật giáo. Trong đó, Phật Bà Quan Âm là vị Bồ Tát của đạo Phật, vốn là nam thần, khi vào Trung Hoa từ thời Tống thì đổi giới tính thành Nữ thần. Đặc biệt khi vào Việt Nam, Bà trở thành Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn, gắn liền với tín ngưỡng dân gian người Việt. Tương truyền, trong trận kịch chiến giữa công chúa Liễu Hạnh với các phù thủy dòng Nội Đạo Tràng, Phật Bà đã ra tay giải cứu cho Mẫu Liễu Hạnh. Từ ân đức đó, công chúa Liễu Hạnh đã quy y và mở đường cho sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian với Phật giáo. Do vậy, điện thần tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như nhiều nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu đều thấy sự hiện diện Phật Bà Quan Âm.
Hai là Ngọc hoàng là vị Thánh với tư cách vua Cha trong tín ngưỡng thờ Mẫu, có ban thờ riêng, thường ở hàng thứ hai trong điện thờ ở các đền, phủ dưới Phật Bà Quan Âm. Tuy nhiên, vai trò của Ngọc hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, trong tâm thức dân gian thì lại mờ nhạt. Ngọc hoàng được coi là vị thần linh cao nhất trong Đạo giáo Trung Hoa, đã được phối thờ khá muộn trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như các tín ngưỡng và tôn giáo khác của người Việt.
Ba là Mẫu Tam Phủ, còn được gọi là Tam tòa Thánh Mẫu hay còn gọi là Tam giới Thánh Mẫu, được xem như có quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất. Đó là “Mẫu Thượng Thiên sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền mây mưa, sấm chớp,... Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn chính sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số... Mẫu Thoải, đó là vị thần trị vùng sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp đến thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước”. [Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên):150].
Mẫu thể hiện quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.
Bốn là Ngũ vị vương quan đứng sau hàng Mẫu. Theo quan niệm của người Việt thì đây là các vị thần có chức năng thừa hành mệnh lệnh của các Thánh Mẫu. Đó là hình tượng của năm ông quan theo đúng thuyết Ngũ hành:
Quan lớn đệ nhất là phái viên của Thánh Mẫu Thượng Thiên. Vị thần này có sắc vóc xinh đẹp, áo đỏ, khăn đỏ.
Quan lớn đệ nhị là phái viên của Thánh Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo màu lục, khăn lục.
Quan lớn đệ tam là sự hiện thân của Mẫu Thoải, sắc phục màu trắng.
Quan lớn đệ tứ là hiện thân của Mẫu Địa phủ, y phục màu vàng.
Còn Quan lớn đệ ngũ, gọi là quan Tuần Tranh: “vốn là một cặp rắn thần nở từ hai cái trứng do hai ông bà ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) nhặt được. Lớn lên, cặp rắn quấn quýt lấy hai ông bà nhưng lại ăn gà. Sợ hàng xóm biết, ông phải ném chúng xuống sông Tranh, nơi đó nước trở nên xoáy mạnh và rất linh thiêng. Quan lớn Tuần Tranh được thờ trong điện dưới dạng hai con rắn bằng giấy (là Thanh Xà và Bạch Xà - đặt tên theo màu Ngũ Hành), quấn trên xà nhà trước ban thờ” [dẫn theo Trần Ngọc Thêm 1997: 540].
Năm là Lục vị Thánh Bà hay Lục vị Chầu Bà, thường được gọi là Tứ vị Chầu Bà là sự hóa thân của bốn Thánh mẫu. Nhưng thực tế thường có đến 6 Thánh Mẫu thuộc hàng Chầu thậm chí lên tới 12 vị Chầu Bà. Trong đó, Chầu Bà Đệ Nhất, Chầu Lục cùng Chầu Bé thường giáng đồng, được dân gian biết rõ thần tích nên có nơi thờ tự riêng. Còn các vị khác thì ít giáng đồng.
Chầu Đệ Nhất là sự hóa thân của Mẫu Thượng Thiên; Chầu Đệ Nhị là hóa thân của mẫu Thượng Ngàn, vị Thánh thống soái trong hàng Chầu, cai quản vùng núi rừng. Tương truyền Bà là con gái của một gia đình người Mán ở động Cuông (Yên Bái). Bà sinh ra lúc bố mẹ đã già; từ nhỏ Bà chỉ làm việc thiện, không lấy chồng. Sau khi mất, Bà luôn hiển linh cứu giúp dân lành, nên được nhiều nơi lập đền thờ cúng. Không ai ngồi đồng mà Bà không giáng. Khi giáng Bà mặc trang phục Mán, màu xanh, đặc trưng cho Nhạc phủ. Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Thoải. Là vị Thánh Mẫu có dáng vẻ u buồn, y phục và khăn trùm màu trắng. Chầu Đệ Tứ là vị Thánh nắm vai trò khâm sai Tứ phủ, tuy đứng đầu Địa phủ. Có khi Bà hóa thân dưới dạng Chầu Thoải phủ, mặc màu áo trắng, múa mái chèo; khi lại hóa thành Thánh Mẫu Thiên phủ, mặc màu áo đỏ, múa quạt. Chầu Đệ Ngũ ít khi giáng đồng, ít được biết đến dưới trần gian. Tương truyền Bà là công chúa đời nhà Lý, đi tu trên miền thượng, đền thờ chính của Bà ở suối Lân (Lạng Sơn). Ngoài ra còn các vị Chầu khác như: Chầu Thất Tiên La (Hưng Hà - Thái Bình), Chầu Cửu (Bỉm Sơn - Thanh Hóa). Các vị Thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc từ các tộc người sinh sống miền núi rừng, thuộc Nhạc phủ, dòng Tiên nữ; đối lập các vị Quan thuộc dòng Long Vương Thủy phủ. Khi giáng đồng, các Chầu đều ăn mặc theo trang phục tộc người Tày, Nùng, Dao, Mường.
Sáu là Ngũ vị hoàng tử, được đặt dưới hàng Chầu thông thường gồm có Ông hoàng Đệ Nhất tới Ông hoàng đệ thập. Trong điện thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên chỉ có ba Ông hoàng mà thôi. Theo các huyền thoại dân gian đều cho rằng các Ông Hoàng cũng như các Quan đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình. Trong điện thờ chỉ có hình ảnh Ông hoàng Bơ (Ba) nơi thờ chính là ở Đền Lảnh (Hà Nam) có công phò vua đánh giặc. Ông hoàng Bảy (Ông hoàng Bảy Bảo Hà) là viên quan triều đình trấn giữ vùng Yên Bái - Lào Cai. Ông hoàng Mười là một quan văn thời Lê, gốc Nghệ An, nơi thờ chính ở Bến Thủy - Nghệ An. Đây là ba Ông Hoàng thường hay giáng đồng xuống trần gian. Khi giáng đồng, ba Ông hoàng thường có phong cách gần giống các Quan Lớn, tuy nhiên có phần phong nhã, vui tươi và có quan hệ với người trần gian vui vẻ hơn so với các Quan.
Bảy là các Cô và Cậu. Điện thờ này chỉ xuất hiện hai Cậu. Các Cậu thường là những người chết trẻ, thường từ 1 - 9 tuổi. Đây là những người phụ tá của các Ông hoàng. Thường khi lên đồng đều có các Cậu, những giá đồng với tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo là các điệu múa lân khá sôi nổi. Thờ Cô, Cậu là sự tôn vinh tính thiện; mong muốn sinh sôi phát triển. Bởi người xưa luôn quan niệm: “nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là (đứa trẻ mới ra đời gốc thiện). Đây là biểu hiện cho những người con của các Mẫu, những người gần gũi với các Mẫu nhất.
Tám là Quan ngũ hổ và Ông lốt (rắn). Nơi thờ hai Ông là ở hạ ban, bên dưới điện thờ Ông hoàng và Cậu Quận. Ngoài ra còn có hình tượng đôi Bạch Xà nằm vắt ngang trên điện thờ chính.
Cuối cùng là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Công. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt vùng Bắc Bộ bao giờ cũng có Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần đặt ở bên tả của điện thờ và ngang hàng với hàng Mẫu Tam Phủ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thuần Việt thì Đức Thánh Trần thường được phối thờ với Mẫu Liễu Hạnh. Miền Trung và duyên hải Nam TrungBộ trong điện thờ Mẫu còn có tượng Quan Thánh Đế Quan (Quan Vũ) - một vị tướng thời Tam Quốc của Trung Hoa, một tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa. Bên cạnh ngôi đền thờ Mẫu còn có lăng thờ Cá Ông, đây cũng là một hiện tượng văn hóa khá phổ biến trong tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần ở Khánh Hòa và miền Trung.
4. Nghi lễ thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Về phương diện nghi lễ, ở Khánh Hòa nếu nơi nào có tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần thì thường có múa bóng, còn những nơi có đền thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì có hầu đồng, hát chầu văn. Nghi lễ múa bóng, hầu đồng mà chúng tôi đã từng tham dự nhiều lần trong lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ cúng đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, miếu Linh Ứng Ngũ Hành... Đó là những nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh vào thân xác các ông, bà đồng nhằm cầu tài lộc, sự bình an, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, diễn xướng kể về các công lao của các Nữ thần và các Mẫu thần. Trong các nghi lễ múa bóng, hầu đồng mà chúng tôi quan sát nhiều lần trong các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng thường mô típ theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ như: hát văn và nhạc chầu văn, múa dâng bông (dâng hoa)... tạo nên một tổng thể diễn xướng tâm linh. Đặc biệt ở Khánh Hòa mỗi khi đến lễ hội Tháp Bà (20 - 23 tháng 3 âm lịch hàng năm) còn có những tục múa bóng của người Chăm thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận về tham dự. Múa bóng của người Chăm thường hay thực hiện ngay dưới chân của các ngôi tháp trong quần thể Tháp Bà kèm theo là các đồ cúng mặn, múa bóng, hầu đồng của người Việt thường được thực hiện ở sân khấu phía trước của Mandapam (Tiền sảnh). Chúng tôi đã quan sát và thống kê sơ bộ về các đoàn tham gia múa bóng, hầu bóng và múa dâng cúng Mẫu trong lễ hội Tháp Bà năm 2012 gồm các đoàn sau: Đoàn Bửu Lâm Ngọc (Ninh Hòa - Khánh Hòa); Đoàn Chung Quốc Mẫu (Ninh Hòa - Khánh Hòa); Đoàn Hoa Sen ở Vạn Giã (Vạn Ninh - Khánh Hòa); Đoàn Kim Thuyền (Suối Đổ, Diên Khánh - Khánh Hòa); Đoàn Cô Chín Thượng Ngàn (Nha Trang - Khánh Hòa); Đoàn Cô Mai (Đà Nẵng); Đoàn Thánh Mẫu (Lâm Đồng); Đoàn Thầy Cẩm (Thừa Thiên Huế); Đoàn Cô Ba (Bình Thuận); Đoàn Thầy Sang (Tp. HCM)...
Nếu như nghi thức múa bóng và đặc biệt là hầu đồng của người Việt ở Bắc Bộ thường được diễn ra theo một trình tự nghiêm ngặt, nhiều nghi lễ cùng với âm nhạc chầu văn tạo nên một một tổng thể diễn xướng dân gian ở trong các điện, đền thờ Mẫu; thì nghi thức múa bóng, hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa thường đơn giản hơn, có sự pha trộn giữa văn hóa Việt với với văn hóa của người Chăm. Trên thực tế một số ngôi đền, miếu, am và kèm theo nghi lễ hầu bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa đều có nguồn gốc từ người Việt ở Bắc Bộ mang vào. Tuy nhiên, khi mang vào vùng đất mới, tín ngưỡng thờ Mẫu và hầu bóng ở Khánh Hòa có những sắc thái văn hóa riêng, thể hiện trong điện thờ Mẫu xuất hiện thêm các vị thần địa phương, như Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Quan Công, Ông Nam Hải, cùng với nó là các vở tuồng, hát bá trạo, múa chèo thuyền, âm nhạc của người Chăm… đan xen trong các nghi lễ hầu bóng. Trong lễ hội Tháp Bà, Am Chúa, đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên… mà chúng tôi đã nhiều lần quan sát thấy rằng nghi thức múa bóng, hầu bóng đều được cắt bớt phần quy chuẩn nghi lễ như tục thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ.
Lễ hội thờ Mẫu ở Khánh Hòa thuộc loại hình lễ hội tín ngưỡng: “Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 27].
Như vậy, ở Khánh Hòa tín ngưỡng thờ Mẫu đã hội tụ cả ba lớp: Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tương đồng với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tuy nhiên, nguồn gốc hình thành, cấu trúc thờ tự, đối tượng thờ tự và nghi lễ có những nét khác biệt. Tín ngưỡng thờ Mẫu và các hình thức hầu bóng, múa bóng ở Khánh Hòa có những nét riêng, thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng giống như thờ Mẫu ở Nam Bộ không có sự phát triển theo một diễn trình lịch sử - văn hóa như Bắc Bộ, mà do môi trường tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt - Chăm, Chăm - Việt. Đi cùng với những đặc điểm đó, thì diễn xướng nghi lễ hầu bóng, múa bóng trong các nghi lễ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng tạo nên sự khác biệt, tạo nên một bức tranh chung trong tổng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam vừa đa dạng, vừa phong phú./.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Bốn, Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010.
2. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2008.
3. Doãn Hiệp Lý (Chủ biên), Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994.
4. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. HCM, 1997.
5. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
6. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Bảo tồn, làm giàu & phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010.
7. Ngô Đức Thịnh, Thờ Mẫu và hình thức múa bóng, hầu bóng ở Nam bộ, Nxb Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1, Hà Nội, 2005.
8. Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2001.
9. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
10.Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
11.Ủy Ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Văn hóa biển đảo Khánh Hòa, Nxb Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa, 2012.
12.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn bản chỉ đạo và Quản lý của Đảng, Nhà nước về lễ hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2011.
Cập nhật ( 25/08/2012 )
Tín ngưỡng thỡ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian của cộng đồng các tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu tích hợp các hiện tượng văn hóa dân gian như huyền thoại, thần tích, cơ sở thờ tự, sự dung hợp các tôn giáo, các nghi lễ, diễn xướng dân gian… Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ lâu đời và là một nét văn hóa của nhiều tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, với mỗi đất nước, vùng miền, dân tộc và các tộc người, xuất phát từ môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa thì việc thờ phụng Nữ thần và Mẫu thần mang tính đặc thù.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Khánh Hòa là vùng đất hiện vẫn đang tồn tại những tập tục thờ Mẫu cùng với các nghi lễ như múa bóng, hát chầu văn, hầu bóng, múa dâng bông… trong các lễ hội gắn với các Nữ thần và Mẫu thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa nói riêng được xem như một bảo tàng văn hóa sống, nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải cực Nam Trung Bộ, nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa có những đặc điểm tương đồng, khác biệt về đối tượng thờ cúng, cấu trúc thờ tự và nghi lễ thờ cúng so với cơ sở thờ Mẫu người Việt ở Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa được xem là một hiện tượng văn hóa mang tính nổi trội, tính phổ quát và là một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân.
Như vậy, Tín ngưỡng thờ Mẫu là một bộ phận của tín ngưỡng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tín ngưỡngđược hiểu: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [dẫn theo Trần Quốc Vượng (Chủ biên) 2010: 95]
2. Nữ thần và Mẫu thần thờ phụng ở Khánh Hòa
Tín ngưỡng thờ Mẫu thần nói chung hay Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần. Tuy nhiên, các hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu không phải luôn luôn đồng nhất. Nói cách khác, Mẫu đều là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều được coi là Mẫu thần, mà chỉ một số Nữ thần được cộng đồng tôn vinh Mẫu thần. Sự phân chia Nữ thần và Mẫu thần này chỉ mang tính tương đối, vì bản chất Mẫu thần cũng chính là Nữ thần, các vị Nữ thần được thờ phụng mang tính nữ, phân biệt với Nam thần.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa bao gồm cả ba lớp: Nữ thần, Mẫu thần, Mẫu Tam phủ và Mẫu Tứ phủ như tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ. Sự phân chia lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần được thờ phụng phổ biến ở Khánh Hòa cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi.
Theo từ điển tiếng Việt: “Nữ là danh từ chỉ người thuộc tính nữ, phân biệt với Nam; Nữ thần vị thần là phụ nữ” [Nguyễn Như Ý (Chủ biên) 1998:1288]. Nữ thần là các vị thần phụ nữ, một đối tượng được thờ phụng khá phổ biến trong cộng đồng các tộc người ở nước ta. Điều này biểu hiện một phần cho truyền thống trong văn hóa nông nghiệp lúa nước là coi trong mẫu hệ. “Đã có những công trình nghiên, giới thiệu sơ lược huyền thoại và thần tích 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta” [dẫn theo Ngô Đức Thịnh 2007: 11].
Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Lớp thờ Nữ thần mang tính phổ quát rộng rãi, phù hợp với xã hội nông nghiệp và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Lớp Mẫu thần phát triển trên cái nền thờ Nữ thần, thường gắn với tính chất quốc gia, như thờ các Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, như Nguyên phi ỷ Lan, Mẹ Gióng, Mẫu Tây Thiên, Thiên Y A Na, Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen, Bà Chúa Xứ,… Về cơ bản lớp Nữ thần và Mẫu thần mang tính bản địa, nội sinh. Lớp Mẫu Tam phủ, Tứ phủ hình thành trên cơ sở tín ngưỡng Nữ thần và Mẫu thần kết hợp với tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, sau khi đã hình thành và định hình thì đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã và đang ảnh hưởng theo hướng “Tam phủ, Tứ phủ hóa” tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần” [ Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) 2010: 179 - 180].
Chu Xuân Diên cho rằng tục thờ Nữ thần xuất phát từ tín ngưỡng thờ mặt trời có biến dạng của nó là tục thờ Trời: “Tục thờ Trời thường gắn với tục thờ Đất và Nước. Ba hiện tượng này thường được hình dung dưới ba bộ Nữ thần: Bà Trời (hay Bà Thiên, Bà Mụ), Bà Đất (Mẹ Đất hay Địa Mẫu) và Bà Nước (hay Bà Thủy). Trong tín ngưỡng Tam Phủ, ba Nữ thần này được thờ chung như một bộ tam tài cai quản ba vùng: trời - đất - nước: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Trong dân gian, có tục lập một ban thờ “lộ thiên” ở góc sân, gọi là bàn thờ Bà Thiên. Trong cung đình có lễ Nam Giao tức tế Trời. Vua lập đàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành, hàng năm hoặc ba năm một lần, đến đó tế Trời” [Chu Xuân Diên 2008: 68].
Các Nữ thần được thờ phụng phổ biến ở Khánh Hòa như Bà Kim, Bà Mộc, Bà Hỏa, Bà Thổ và Bà Thủy, dân gian thường gộp chung là Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành thượng giới, có nơi thờ tách riêng và có bài vị ghi rõ tước vị từng Bà như miếu Ngũ Hành trong di tích lịch sử Am Chúa, miếu Thiên Y thôn Đại Điền Đông: Kim Đức Thánh Phi Tặng Chiếu Hiển Hiệu ứng Trung Đẳng Thần, Mộc Đức Thánh Phi Tặng Thanh Tú Khởi Trực Trung Đẳng Thần, Thủy Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung, Hỏa Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung Đẳng Thần, Thổ Đức Thánh Phi Tặng Hoằng Đại Hậu Trung Đẳng Thần.
Ngũ hành vừa được thờ riêng ở trong các miếu hoặc được phối thờ chủ yếu trong đình và miếu mà ở đó thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu như: đình Phước Hải, miếu Linh ứng Ngũ hành Sơn, Ngũ hành, Cổ Chi… Đây là một điều khác biệt với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ, hiếm có hiện tượng thờ Ngũ hành ở chùa, miếu đặc biệt không có sự phối thờ Ngũ hành trong các ngôi đình. Điều này cho thấy tín ngưỡng thờ Thiên Y giữ vai trò chủ đạo nhưng bên cạnh đó vẫn dung hợp những tín ngưỡng, tôn giáo khác để tạo nên sự hòa hợp cũng như tính tổng hợp của văn hóa Việt Nam
Ngũ hành, theo quan niệm dân gian liên quan tới mọi mặt của đời sống con người, không kể người làm những nghề nghiệp khác nhau, như ngư nghiệp, buôn bán; không kể cư dân sống ở ven biển, dọc sông hay vùng bán sơn địa. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, miếu thờ riêng hay phối thờ Bà Ngũ hành thường tập trung ở ven biển, ven các lạch, cửa sông. Đặc biệt các làng làm nghề cá ven biển thì thờ nhiều hơn, với mong muốn các Bà phù hộ độ trì trong công việc đánh bắt cá, cầu sức khỏe, cầu may mắn, tránh rủi ro, thiên tai… Do vậy mà trong các am, miếu thậm chí cả trong chùa, đình làng ở Khánh Hòa thờ Bà Ngũ hành.
Các Mẫu thần được thờ phụng ở Khánh Hòa bao gồm Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Mẫu Tam Phủ, Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Thiên Hậu, Mẫu Ngũ Hành, Diêu Trì Kim Mẫu, Thánh Mẫu Đệ Bát Tiên Nương, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phối thờ với Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Như chúng ta đã biết, Khánh Hòa trước đây là vùng đất của vương quốc Chămpa, nhưng kể từ năm Quý Tỵ (1653) người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã theo chúa hiền Nguyền Phúc Tần vào đây lập nghiệp ở Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Trên bước đường nam tiến, người Việt đã mang theo cả những phong tục tập quán truyền thống của họ như thờ cúng Thành hoàng làng, thờ cúng tổ tiên, văn hóa ẩm thực… Trong các giá trị văn hóa truyền thống đó, đặc biệt có tín ngưỡng thờ Mẫu cùng với các giá trị văn hóa dân gian được tích hợp xung quanh nó là hát văn, múa bóng, hầu bóng cũng được người Việt mang theo nhưng đã có sự biến đổi, tiếp nhận những yếu tố mới trong tín ngưỡng thờ Mẫu vốn có của người Việt ở Bắc Bộ.
Trong số các Mẫu thần được thờ phụng ở Khánh Hòa kể trên, thì Mẫu thần Thiên Y A Na được coi là Mẫu thần chủ đạo, được thờ phổ biến nhất, quan trọng nhất. Mẫu thần Thiên Y A Na chính là kết quả của sự Việt hóa của Nữ thần Pô Inư Nưgar (Nữ thần Mẹ Xứ sở của người Chăm). Do sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng nên người Việt ở Khánh Hòa trải qua các thời kỳ lịch sử đã dần dần Việt hóa các yếu tố tôn giáo, đền tháp của người Chăm thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu quan trọng của người Việt. Đó chính là sự Việt hóa về huyền thoại Thiên Y A Na Thánh Mẫu, các tên của các đền thờ trong quần thể tháp PoNagar, người Việt đã chuyển từ Yang Pô Inư Nưgar của người Chăm thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu mang tính nửa Việt nửa Chăm. “Thiên, tức là trời, là dịch nghĩa của Yan Pô; còn Y A Na là phiên âm của Inư Nưgar. Sau đấy là Việt hóa các linh vật được thờ trong các ngôi tháp trong khu đền Pô Nagar: tòa tháp chính là nơi thờ Bà Thiên Y A Na; tháp nam - nơi thờ thái tử Bắc Hải, chồng Bà Thiên Y A Na; tháp đông nam - thờ ông bà Tiều, cha mẹ nuôi Bà Thiên Y A Na; tháp tây bắc là nơi thờ công chúa Quý và hoàng tử Trí, hai người con của Bà Thiên Y A Na” [UBND tỉnh Khánh Hòa 2012: 226].
Người dân Khánh Hòa thường gọi danh xưng của Thiên Y A Na Thánh Mẫu là Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Đảo và tên gọi thường nhật là “Bà”. Bà là Mẫu thần được thờ phụng phổ biến trong các làng quê, thành thị ở Khánh Hòa như miếu, am, đình, chùa, trong gia đình, nhưng cơ sở thờ tự quan trọng, trung tâm hơn cả đó chính là di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà và Am Chúa. Vì thế, mà Khánh Hòa được coi là trung tâm, nơi phát tích và tích hợp tín ngưỡng thờ Mẫu cho cả miền Trung.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Tứ phủ ở Khánh Hòa. Đây là tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Tứ phủ do người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ dần dần mang theo để tạo tính tổng hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa. Trong bài viết: “Thờ Mẫu và các hình thức múa bóng và hầu bóng ở Nam Bộ” Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Hiện tại, ở miền Trung, nhất là Trung và Nam Trung Bộ chúng tôi chưa quan sát thấy cơ sở đền phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và kèm theo nó là nghi lễ hầu bóng, mặc dù ở đó không ít nơi thờ Nữ thần và Mẫu thần mà tiêu biểu là thờ Thiên Y A Na - Bà Chúa Ngọc” [Ngô Đức Thịnh 2005: 28].
Như vậy, trên thực tế mà chúng tôi đã nghiên cứu ở Khánh Hòa đã xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và có nghi lễ múa bóng, hầu bóng, hát văn mang tính điển hình cho miền Trung và và Nam Trung Bộ.
Thờ Mẫu Tam phủ ở Khánh Hòa nghi lễ hầu đồng, hát văn được thể hiện rất rõ trong đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, xã Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh và trong một số gia đình người dân có tâm thức thờ Mẫu ở Khánh Hòa. Điều thú vị này chúng tôi còn quan sát trong miếu Thiên Y ở phường Phương Sài thuộc thành phố Nha Trang Mẫu Tam phủ ở đây chính giữa là Bà Thiên Y A Na là biểu tưởng cho Mẫu Thượng Thiên, một bên là Long Cung Thánh Mẫu (Mẫu Thoải) và một bên là Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Mẫu Thượng Thiênđược gắn với quyền năng sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp, mặc trang phục màu đỏ. Trên vùng đất Khánh Hòa thì Thiên Y A Na Thánh Mẫu được người Việt dung hợp và xem như là Mẫu Thượng Thiên, trang phục của Thiên Y A Na Thánh Mẫu về truyền thống ở vùng đất Khánh Hòa là màu vàng. Trong quan niệm dân gian truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ, Mẫu Thượng Thiên chính là biểu hiện của Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi, là các vị thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp. Các huyền thoại về Mẫu Thượng Thiên cũng thường liên quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên, vị thần chủ cao nhất và được cúng nhiều nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta.
Vùng đất Khánh Hòa, nơi mà Thiên Y A Na Thánh Mẫu được Việt hóa từ Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm là Mẫu thần chủ đạo trong đời sống văn hóa người Việt vốn có tâm thức thờ Mẫu.
Măc dù Mẫu Liễu Hạnh cũng được người Việt mang vào đây, nhưng vai trò của Mẫu ở Khánh Hòa rất mờ nhạt trong tâm thức của cộng đồng, không được đề cao như người Việt ở Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ. Nơi thờ duy nhất trong đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, xã Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh mà thôi. Ở đây Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng được phối thờ với Đức Thánh Trần Hưng Đạo như quan niệm dân gian của người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng là “Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ”.
Mẫu Thượng Ngàn là sự hóa thân của Thánh Mẫu trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số, mặc áo màu xanh. Các đền thờ Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện ở khắp mọi miền, nhưng nơi thờ phụng chính gắn với hai truyền thuyết là ở Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Mẫu Thượng Ngàn được thờ trong đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, xã Cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh, miếu thiên Y ở phường Phương Sài thành phố Nha Trang, miếu Linh Ứng Ngũ Hành ở xã Diên Toàn - Diên Khánh… và trong một số gia đình cư dân Khánh Hòa có tâm thức thờ Mẫu.
Mẫu Thoải là sự hóa thân của Thánh Mẫu cai quản miền sông nước, ao hồ, biển cả, làm mưa, chống lũ lụt hạn hán, thường mặc trang phục màu trắng. Một điều khác lạ mà chúng tôi quan sát được trong ngôi miếu Thiên Y ở phường Phương Sài, thành phố Nha Trang thì sắc phục của Bà lại là màu xanh nước biển. Điều này cũng chứng minh rằng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ít nhiều đã có sự biến đổi để phù hợp với vùng đất mới, với yếu tố biển cả của Khánh Hòa thuộc vùng đất duyên hải cực Nam Trung Bộ. Nhiều huyền thoại về Bà rất phong phú. Có huyền thoại cho rằng Mẫu Thoải là vợ của vua Thủy Tề, được Thượng đế phong là Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương, được dân làng Viêm Xá, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) thờ Thành hoàng làng. Huyền thoại khác kể rằng Mẫu Thoải là nhiều Bà, vốn là con gái Lạc Long Quân, trông coi sông biển nước Nam. Mẫu Thoải được thờ phổ biến trong miếu, đền thờ Mẫu ở Khánh Hòa như đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, miếu Thiên Y ở phường Phương Sài, miếu Linh Ứng Ngũ Hành… và trong một số gia đình cư dân Khánh Hòa có tục thờ Mẫu.
Mẫu Địa là Thánh Mẫu sáng tạo và cải quản đất cát cho con người. Nếu như sắc phục trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Bắc Bộ thường mặc trang phục màu vàng, thì vùng đất Khánh Hòa trong các điện, đền, miều thờ, am thờ Bà thường mặc trang phục màu đen.
Bà Thiên Hậu, Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ và Thánh Mẫu Đệ Bát Tiên Nương
Bà Thiên Hậu, còn gọi Mã Châu, Thiên Hậu nguyên nương, Thiên Phi được thờ chủ yếu trong cộng đồng người Hoa trên khắp các vùng miền ở nước ta. Ở vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ chúng tôi đã nghiên cứu thì đền thờ Bà ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận đều có. Trên vùng đất Khánh Hòa Bà Thiên Hậu được thờ trong chùa Bà Thiên Hậu ở thị xã Ninh Hòa; chùa Bà Thiên Hậu trên đường 23 tháng Mười trong thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Theo văn bia trong chùa Bà Thiên Hậu của người Hoa, đường 23 tháng 10 thành phố Nha Trang có chép sự tích về Bà như sau: “Thiên Hậu Thánh Mẫu là phong hiệu sắc tứ của Hoàng triều; thông thường đều xưng là Mẹ tổ, nhân sĩ viết (Quảng Đông) đều xưng là “A Bà”. Bà là thiếu nữ, người con có hiếu, nguyên quán trên đảo Châu Mi, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến. Mẹ tổ là con gái thứ 6 nhà họ Lâm, sinh năm Kiến Long thứ nhất vua Tống Thái Tổ (ngày 23 tháng 3 năm Canh Thân 960). Mẹ tổ thăng hóa vào ngày 9 tháng 9 năm 987. Bà sống trên đời chỉ có 28 năm, là trinh nữ chưa chồng. Theo sử sách cổ gọi là Mẹ tổ vào ngày cửu trùng 9 tháng 9 hàng năm. Bà Thiên Hậu được ghi là Lâm Tức Mạc, con gái thứ sáu của Lâm Nguyện, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Bà sinh ra hương thơm ngào ngạt, lớn lên có nhiều phép màu linh nghiệm, đời vua Khang Hy được phong làm Thiên Phi, sau là Thiên Hậu, là một vị thần biển…
Diêu Trì Kim Mẫu, hay Tây Vương Mẫu. Vị này vốn là thần trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, được Đạo giáo tôn đứng đầu các vị Nữ thần. Dân gian tôn Bà là vị thần tượng trưng cho sự trường sinh bất tử. Sách Từ điển Văn hóa Cổ truyền Trung Hoa cho biết: “Lại có truyền thuyết cho rằng Tây Vương Mẫu là vợ của Phù Tang Đại Đế (hoặc Ngọc Hoàng đại đế), sinh ra 7 người con gái, cô út tự tiện xuống hạ giới lấy một chàng trai nghèo tên là Đổng Vĩnh, bị Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu bắt trở lại thiên đình. Chuyện này lưu truyền từ đời Hán và đời Tấn, sau đó ngày càng được lưu truyền rộng hơn” [ Doãn Hiệp Lý (Chủ biên): 2211].
Mẫu thần Cửu Thiên Huyền Nữ được lý giải: “Nữ thần mà Đạo giáo tín cử”. Còn gọi là “Nguyên nữ”, “Huyền nữ”, “Cửu Thiên Nương Nương”. Vốn là Nữ thần trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, sau được Đạo giáo tín cử. Theo các sách Vân Kiềm Thất Giám, Cửu Thiên Huyền Nữ truyện, Hoàng Đế Nội Kinh, thì Cửu Thiên Huyền Nữ đầu người thân chim, từng là nguyên soái của Hoàng Đế, đệ tử của Thánh Mẫu Nguyên Quân. Hoàng Đế giao chiến với Si Long mãi không thắng. Một hôm Cửu Thiên Huyền Nữ cưỡi chim phượng đỏ, mặc bộ y phục chín màu, đáp xuống hạ giới, trao cho Hoàng Đế lá bùa dùng binh lục Giáp Lục Nhâm và sách sai khiến quỉ thần, đồng thời chế ra 80 cái trống mà đánh bại SiLong”. Ngoài ra, Bà còn được xem là vị tiên nữ cai quản chín tầng Trời có tên: Quân Thiên, Thượng Thiên, Biến Thiên, Huyền Thiên, U Thiên, Hiệu Thiên, Chu Thiên, Viên Thiên và Dương Thiên. Ở Nam Bộ, Cửu Thiên Huyền Nữ được người Việt thờ trong gia đình với chức năng độ mạng cho nữ giới. Trong bức tranh, hình Bà được vẽ ngồi trên ngai, đầu cài trâm, tay cầm hốt, có người hầu cầm ấn “ Cửu Thiên”[Doãn Hiệp Lý (Chủ biên): 2211]. Cửu Thiên Huyền Nữ và Diêu Trì Kim Mẫu được phối thờ với Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong miếu Linh Ứng Ngũ Hành sơn ở xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh và trong một số gia đình ở Khánh Hòa.
Thánh Mẫu Đệ Bát Tiên Nương theo dân gian người dân Khánh Hòa kể rằng, Bà vốn là một trong những Nữ thần của người Chăm, sau khi người Chăm rút về Ninh Thuận. Phải chăng Bà chính là Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm chăng? Hiện nay Bà được người Việt thờ phụng trong miếu An Lạc trên đường Phan Đình Giót thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bà được người dân coi như một vị Thành hoàng Làng, hàng năm cũng thường được cúng tế vào Xuân - Thu nhị kỳ.
Như vậy, các vị thần được coi là Nữ thần hay Mẫu thần được thờ phụng phổ biến ở Khánh Hòa đều là kết quả của sự giao lưu, hỗn dung văn hóa của nhiều lớp cư dân của người Chăm, người Việt và người Hoa.
3. Cơ sở thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Cơ sở thờ thờ Mẫu ở Khánh Hòa về cơ bản giống như thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ bao gồm: miếu, am, đền, chùa, gia đình nhưng điều khác biệt là các Mẫu thần còn được phối thờ trong các ngôi đình làng, phối thờ với lăng thờ cá Ông, trung tâm quan trọng là Tháp Bà, Am Chúa, đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên. Khánh Hòa là vùng đất có nhiều cơ sở thờ Nữ thần và Mẫu thần.
Nữ thần và Mẫu thần được thờ phụng phổ biến ở đền, am, miếu, đình làng, chùa… trong các làng xã của người Việt trên vùng đất Khánh Hòa. Đó là miếu Thiên Y - thôn Đại Điền; Am Chúa - Diên Điền; miếu Thiên Y Thánh Mẫu - thôn Phước Lương; miếu Thiên Y Thánh Mẫu thôn Sơn Thạnh; miếu Linh Ứng Ngũ Hành, chùa Suối Đổ… huyện Diên Khánh; Đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên - xã Cam Phúc Nam - Tp.Cam Ranh; miếu Ngũ hành, miếu An Lạc - phường Phương Sài, đình Phước Hải, đình Phương Sài, chùa Bà Thiên Hậu trên đường 23 tháng 10; miếu Cổ Chi thôn Phú Vinh - Phú Bình xã Vĩnh Thạnh; chùa Oai Linh - Tp.Nha Trang; chùa Bà Thiên Hậu thị xã Ninh Hòa…
Trong số các cơ sở thờ Mẫu ở Khánh Hòa thì Tháp Bà là cơ sở mà người Việt đã kế thừa để rồi Việt hóa cả về linh vật, tên các ngôi tháp và các nghi lễ theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ. Tháp Bà là trung tâm thờ Mẫu quan trọng và có nghi lễ lớn nhất ở Khánh Hòa.
Một điều khác biệt mà chúng tôi nhận ra, nếu các ngôi chùa người Việt thường có ban thờ Mẫu Tam phủ hoặc Tứ phủ, thì trong một số ngôi chùa ở Khánh Hòa chỉ phối thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu mà thôi.
Nếu như các ngôi đình làng của người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng nơi thờ Thành hoàng làng, vị thần cai quản và bảo trợ cho dân làng thường là Nam thần. Thì ở vùng đất Khánh Hòa, một vùng đất mới mà người Việt đến đây lập nghiệp cũng mang theo tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, điều khác biệt là trong các ngôi đình còn có sự phối thờ với Ngũ hành, Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Đây là một hiện tượng văn hóa hiếm thấy trong các ngôi đình của người Việt ở Bắc Bộ. Các Nữ thần và đặc biệt là Thiên Y A Na Thánh Mẫu đôi khi được xem như một vị Thành Hoàng làng của cộng đồng cư dân ở Khánh Hòa.
Khánh Hòa là vùng đất thuộc duyên hải cực Nam Trung Bộ, do yếu tố biển cả mà người Việt có tục thờ cá Ông (Ông Nam Hải). Họ coi cá Ông như một vị Thượng đẳng thần được cộng đồng xây lăng để thờ và thường được phối thờ với Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Ngũ hổ. Điều này cũng chứng tỏ yếu tố biển không chỉ có vai trò trong cuộc sống thường nhật mà còn chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của những ngư dân ven biển.
Như trên chúng tôi đã khẳng định vùng đất Khánh Hòa đã có tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và kèm theo đó là các nghi lễ hầu đồng, hát chầu văn. Hiện tượng văn hóa này được chúng tôi nghiên cứu và tìm thấy ở ngôi đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên ở xã Cam Phúc Nam, thị xã Cam Ranh (nay là thành phố Cam Ranh), tỉnh Khánh Hòa. Ngôi đền do người Việt đến từ các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tạo dựng năm 1997. Trong đền thờ, có điện thờ Mẫu mang tính tổng hợp của người Việt ở Bắc Bộ kết hợp với Bắc Trung Bộ. Cho nên, các tượng thờ Mẫu của đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên có tính chất đa dạng nhất, thuần Việt nhất và số lượng nhiều nhất trong các di tích thờ Mẫu ở Khánh Hòa mà chúng tôi đã đi điền dã. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt không chỉ thờ một vị thần duy nhất, mà thờ cả một hệ thống thế giới thần linh. Thế giới thần linh này tuy mang tính chất hỗn tạp nhưng lại gần gũi với cư dân sản xuất nông nghiệp lúa nước, nương rẫy, ngư nghiệp, lâm nghiệp… Các vị thần vốn có quan hệ mật thiết với trời đất, với núi rừng, sông nước,… Hệ thống thế giới thần linh của điện thờ Mẫu được sắp xếp theo một trình tự như sau:
Một là Phật A di đà, Phật Thích ca mâu ni và Phật Bà Quan Âm là ba pho tượng tam thế của Phật giáo. Trong đó, Phật Bà Quan Âm là vị Bồ Tát của đạo Phật, vốn là nam thần, khi vào Trung Hoa từ thời Tống thì đổi giới tính thành Nữ thần. Đặc biệt khi vào Việt Nam, Bà trở thành Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn, gắn liền với tín ngưỡng dân gian người Việt. Tương truyền, trong trận kịch chiến giữa công chúa Liễu Hạnh với các phù thủy dòng Nội Đạo Tràng, Phật Bà đã ra tay giải cứu cho Mẫu Liễu Hạnh. Từ ân đức đó, công chúa Liễu Hạnh đã quy y và mở đường cho sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian với Phật giáo. Do vậy, điện thần tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như nhiều nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu đều thấy sự hiện diện Phật Bà Quan Âm.
Hai là Ngọc hoàng là vị Thánh với tư cách vua Cha trong tín ngưỡng thờ Mẫu, có ban thờ riêng, thường ở hàng thứ hai trong điện thờ ở các đền, phủ dưới Phật Bà Quan Âm. Tuy nhiên, vai trò của Ngọc hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, trong tâm thức dân gian thì lại mờ nhạt. Ngọc hoàng được coi là vị thần linh cao nhất trong Đạo giáo Trung Hoa, đã được phối thờ khá muộn trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như các tín ngưỡng và tôn giáo khác của người Việt.
Ba là Mẫu Tam Phủ, còn được gọi là Tam tòa Thánh Mẫu hay còn gọi là Tam giới Thánh Mẫu, được xem như có quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất. Đó là “Mẫu Thượng Thiên sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền mây mưa, sấm chớp,... Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn chính sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số... Mẫu Thoải, đó là vị thần trị vùng sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp đến thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước”. [Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên):150].
Mẫu thể hiện quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.
Bốn là Ngũ vị vương quan đứng sau hàng Mẫu. Theo quan niệm của người Việt thì đây là các vị thần có chức năng thừa hành mệnh lệnh của các Thánh Mẫu. Đó là hình tượng của năm ông quan theo đúng thuyết Ngũ hành:
Quan lớn đệ nhất là phái viên của Thánh Mẫu Thượng Thiên. Vị thần này có sắc vóc xinh đẹp, áo đỏ, khăn đỏ.
Quan lớn đệ nhị là phái viên của Thánh Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo màu lục, khăn lục.
Quan lớn đệ tam là sự hiện thân của Mẫu Thoải, sắc phục màu trắng.
Quan lớn đệ tứ là hiện thân của Mẫu Địa phủ, y phục màu vàng.
Còn Quan lớn đệ ngũ, gọi là quan Tuần Tranh: “vốn là một cặp rắn thần nở từ hai cái trứng do hai ông bà ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) nhặt được. Lớn lên, cặp rắn quấn quýt lấy hai ông bà nhưng lại ăn gà. Sợ hàng xóm biết, ông phải ném chúng xuống sông Tranh, nơi đó nước trở nên xoáy mạnh và rất linh thiêng. Quan lớn Tuần Tranh được thờ trong điện dưới dạng hai con rắn bằng giấy (là Thanh Xà và Bạch Xà - đặt tên theo màu Ngũ Hành), quấn trên xà nhà trước ban thờ” [dẫn theo Trần Ngọc Thêm 1997: 540].
Năm là Lục vị Thánh Bà hay Lục vị Chầu Bà, thường được gọi là Tứ vị Chầu Bà là sự hóa thân của bốn Thánh mẫu. Nhưng thực tế thường có đến 6 Thánh Mẫu thuộc hàng Chầu thậm chí lên tới 12 vị Chầu Bà. Trong đó, Chầu Bà Đệ Nhất, Chầu Lục cùng Chầu Bé thường giáng đồng, được dân gian biết rõ thần tích nên có nơi thờ tự riêng. Còn các vị khác thì ít giáng đồng.
Chầu Đệ Nhất là sự hóa thân của Mẫu Thượng Thiên; Chầu Đệ Nhị là hóa thân của mẫu Thượng Ngàn, vị Thánh thống soái trong hàng Chầu, cai quản vùng núi rừng. Tương truyền Bà là con gái của một gia đình người Mán ở động Cuông (Yên Bái). Bà sinh ra lúc bố mẹ đã già; từ nhỏ Bà chỉ làm việc thiện, không lấy chồng. Sau khi mất, Bà luôn hiển linh cứu giúp dân lành, nên được nhiều nơi lập đền thờ cúng. Không ai ngồi đồng mà Bà không giáng. Khi giáng Bà mặc trang phục Mán, màu xanh, đặc trưng cho Nhạc phủ. Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Thoải. Là vị Thánh Mẫu có dáng vẻ u buồn, y phục và khăn trùm màu trắng. Chầu Đệ Tứ là vị Thánh nắm vai trò khâm sai Tứ phủ, tuy đứng đầu Địa phủ. Có khi Bà hóa thân dưới dạng Chầu Thoải phủ, mặc màu áo trắng, múa mái chèo; khi lại hóa thành Thánh Mẫu Thiên phủ, mặc màu áo đỏ, múa quạt. Chầu Đệ Ngũ ít khi giáng đồng, ít được biết đến dưới trần gian. Tương truyền Bà là công chúa đời nhà Lý, đi tu trên miền thượng, đền thờ chính của Bà ở suối Lân (Lạng Sơn). Ngoài ra còn các vị Chầu khác như: Chầu Thất Tiên La (Hưng Hà - Thái Bình), Chầu Cửu (Bỉm Sơn - Thanh Hóa). Các vị Thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc từ các tộc người sinh sống miền núi rừng, thuộc Nhạc phủ, dòng Tiên nữ; đối lập các vị Quan thuộc dòng Long Vương Thủy phủ. Khi giáng đồng, các Chầu đều ăn mặc theo trang phục tộc người Tày, Nùng, Dao, Mường.
Sáu là Ngũ vị hoàng tử, được đặt dưới hàng Chầu thông thường gồm có Ông hoàng Đệ Nhất tới Ông hoàng đệ thập. Trong điện thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên chỉ có ba Ông hoàng mà thôi. Theo các huyền thoại dân gian đều cho rằng các Ông Hoàng cũng như các Quan đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình. Trong điện thờ chỉ có hình ảnh Ông hoàng Bơ (Ba) nơi thờ chính là ở Đền Lảnh (Hà Nam) có công phò vua đánh giặc. Ông hoàng Bảy (Ông hoàng Bảy Bảo Hà) là viên quan triều đình trấn giữ vùng Yên Bái - Lào Cai. Ông hoàng Mười là một quan văn thời Lê, gốc Nghệ An, nơi thờ chính ở Bến Thủy - Nghệ An. Đây là ba Ông Hoàng thường hay giáng đồng xuống trần gian. Khi giáng đồng, ba Ông hoàng thường có phong cách gần giống các Quan Lớn, tuy nhiên có phần phong nhã, vui tươi và có quan hệ với người trần gian vui vẻ hơn so với các Quan.
Bảy là các Cô và Cậu. Điện thờ này chỉ xuất hiện hai Cậu. Các Cậu thường là những người chết trẻ, thường từ 1 - 9 tuổi. Đây là những người phụ tá của các Ông hoàng. Thường khi lên đồng đều có các Cậu, những giá đồng với tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo là các điệu múa lân khá sôi nổi. Thờ Cô, Cậu là sự tôn vinh tính thiện; mong muốn sinh sôi phát triển. Bởi người xưa luôn quan niệm: “nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là (đứa trẻ mới ra đời gốc thiện). Đây là biểu hiện cho những người con của các Mẫu, những người gần gũi với các Mẫu nhất.
Tám là Quan ngũ hổ và Ông lốt (rắn). Nơi thờ hai Ông là ở hạ ban, bên dưới điện thờ Ông hoàng và Cậu Quận. Ngoài ra còn có hình tượng đôi Bạch Xà nằm vắt ngang trên điện thờ chính.
Cuối cùng là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Công. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt vùng Bắc Bộ bao giờ cũng có Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần đặt ở bên tả của điện thờ và ngang hàng với hàng Mẫu Tam Phủ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thuần Việt thì Đức Thánh Trần thường được phối thờ với Mẫu Liễu Hạnh. Miền Trung và duyên hải Nam TrungBộ trong điện thờ Mẫu còn có tượng Quan Thánh Đế Quan (Quan Vũ) - một vị tướng thời Tam Quốc của Trung Hoa, một tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa. Bên cạnh ngôi đền thờ Mẫu còn có lăng thờ Cá Ông, đây cũng là một hiện tượng văn hóa khá phổ biến trong tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần ở Khánh Hòa và miền Trung.
4. Nghi lễ thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Về phương diện nghi lễ, ở Khánh Hòa nếu nơi nào có tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần thì thường có múa bóng, còn những nơi có đền thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì có hầu đồng, hát chầu văn. Nghi lễ múa bóng, hầu đồng mà chúng tôi đã từng tham dự nhiều lần trong lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ cúng đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên, miếu Linh Ứng Ngũ Hành... Đó là những nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh vào thân xác các ông, bà đồng nhằm cầu tài lộc, sự bình an, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, diễn xướng kể về các công lao của các Nữ thần và các Mẫu thần. Trong các nghi lễ múa bóng, hầu đồng mà chúng tôi quan sát nhiều lần trong các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng thường mô típ theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ như: hát văn và nhạc chầu văn, múa dâng bông (dâng hoa)... tạo nên một tổng thể diễn xướng tâm linh. Đặc biệt ở Khánh Hòa mỗi khi đến lễ hội Tháp Bà (20 - 23 tháng 3 âm lịch hàng năm) còn có những tục múa bóng của người Chăm thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận về tham dự. Múa bóng của người Chăm thường hay thực hiện ngay dưới chân của các ngôi tháp trong quần thể Tháp Bà kèm theo là các đồ cúng mặn, múa bóng, hầu đồng của người Việt thường được thực hiện ở sân khấu phía trước của Mandapam (Tiền sảnh). Chúng tôi đã quan sát và thống kê sơ bộ về các đoàn tham gia múa bóng, hầu bóng và múa dâng cúng Mẫu trong lễ hội Tháp Bà năm 2012 gồm các đoàn sau: Đoàn Bửu Lâm Ngọc (Ninh Hòa - Khánh Hòa); Đoàn Chung Quốc Mẫu (Ninh Hòa - Khánh Hòa); Đoàn Hoa Sen ở Vạn Giã (Vạn Ninh - Khánh Hòa); Đoàn Kim Thuyền (Suối Đổ, Diên Khánh - Khánh Hòa); Đoàn Cô Chín Thượng Ngàn (Nha Trang - Khánh Hòa); Đoàn Cô Mai (Đà Nẵng); Đoàn Thánh Mẫu (Lâm Đồng); Đoàn Thầy Cẩm (Thừa Thiên Huế); Đoàn Cô Ba (Bình Thuận); Đoàn Thầy Sang (Tp. HCM)...
Nếu như nghi thức múa bóng và đặc biệt là hầu đồng của người Việt ở Bắc Bộ thường được diễn ra theo một trình tự nghiêm ngặt, nhiều nghi lễ cùng với âm nhạc chầu văn tạo nên một một tổng thể diễn xướng dân gian ở trong các điện, đền thờ Mẫu; thì nghi thức múa bóng, hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa thường đơn giản hơn, có sự pha trộn giữa văn hóa Việt với với văn hóa của người Chăm. Trên thực tế một số ngôi đền, miếu, am và kèm theo nghi lễ hầu bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa đều có nguồn gốc từ người Việt ở Bắc Bộ mang vào. Tuy nhiên, khi mang vào vùng đất mới, tín ngưỡng thờ Mẫu và hầu bóng ở Khánh Hòa có những sắc thái văn hóa riêng, thể hiện trong điện thờ Mẫu xuất hiện thêm các vị thần địa phương, như Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Quan Công, Ông Nam Hải, cùng với nó là các vở tuồng, hát bá trạo, múa chèo thuyền, âm nhạc của người Chăm… đan xen trong các nghi lễ hầu bóng. Trong lễ hội Tháp Bà, Am Chúa, đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên… mà chúng tôi đã nhiều lần quan sát thấy rằng nghi thức múa bóng, hầu bóng đều được cắt bớt phần quy chuẩn nghi lễ như tục thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ.
Lễ hội thờ Mẫu ở Khánh Hòa thuộc loại hình lễ hội tín ngưỡng: “Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 27].
Như vậy, ở Khánh Hòa tín ngưỡng thờ Mẫu đã hội tụ cả ba lớp: Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tương đồng với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tuy nhiên, nguồn gốc hình thành, cấu trúc thờ tự, đối tượng thờ tự và nghi lễ có những nét khác biệt. Tín ngưỡng thờ Mẫu và các hình thức hầu bóng, múa bóng ở Khánh Hòa có những nét riêng, thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng giống như thờ Mẫu ở Nam Bộ không có sự phát triển theo một diễn trình lịch sử - văn hóa như Bắc Bộ, mà do môi trường tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt - Chăm, Chăm - Việt. Đi cùng với những đặc điểm đó, thì diễn xướng nghi lễ hầu bóng, múa bóng trong các nghi lễ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa cũng tạo nên sự khác biệt, tạo nên một bức tranh chung trong tổng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam vừa đa dạng, vừa phong phú./.
- ThS. Nguyễn Văn Bốn - GV Khoa Du lịch
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Bốn, Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010.
2. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2008.
3. Doãn Hiệp Lý (Chủ biên), Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994.
4. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. HCM, 1997.
5. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
6. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Bảo tồn, làm giàu & phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010.
7. Ngô Đức Thịnh, Thờ Mẫu và hình thức múa bóng, hầu bóng ở Nam bộ, Nxb Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1, Hà Nội, 2005.
8. Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2001.
9. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
10.Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
11.Ủy Ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Văn hóa biển đảo Khánh Hòa, Nxb Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa, 2012.
12.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn bản chỉ đạo và Quản lý của Đảng, Nhà nước về lễ hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2011.
Cập nhật ( 25/08/2012 )