Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đó là sự nghiệp đầy khó khăn, gian khổ nhưng vô cùng thiêng liêng và cao cả.
Được đứng trong hàng ngũ Đảng, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng là ước mơ của nhiều sinh viên khi còn đang trên ghế nhà trường, Để trở thành Đảng viên, sinh viên phải có quá trình rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành được biểu hiện cụ thể thành trên các phương diện như: tư cách và phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích học tập cao, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể được nhà trường, khoa và tập thể sinh viên đánh giá cao. Trong quá trình phấn đấu vào Đảng của sinh viên, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1. Động cơ vào Đảng đúng đắn là gì?
Động cơ là yếu tố, là cái có tác dụng thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động để đạt được mục đích của mình. Động cơ để vào Đảng thể hiện ở nguyên nhân dẫn đến nguyện vọng được vào Đảng của sinh viên hay nói cách khác động cơ để vào Đảng thể hiện ở việc trả lời cho câu hỏi: tại sao sinh viên vào Đảng? và vào Đảng để làm gì? Có phải chăng vào Đảng để được thăng quan, tiến chức để được đứng dưới một người và đứng trên vạn người? vào Đảng để được hưởng các quyền lợi mà những người không phải là Đảng viên không có được. Có sinh viên quan niệm rằng vào Đảng để sau này ra trường dễ xin việc làm và có được một vị thế nhất định trong xã hội. Đó là những quan niệm, suy nghĩ sai lầm và lệch lạc của những sinh viên chưa nhận thức một cách thấu đáo về động cơ vào Đảng đúng đắn, đó là những những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân có động cơ vào Đảng không trong sáng.
Vậy động cơ vào Đảng đúng đắn là gì? Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy: Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải! Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người Đảng viên. Bác còn căn dặn: Nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào Đảng hay là khoan hãy vào Đảng, bởi vì Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh lịch sử cao cả là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là nơi để tìm kiếm danh vọng, điạ vị, thu hái lợi lộc.
Như vậy động cơ thôi thúc chúng ta phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức tự nguyện của những người cùng chung một chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vào Đảng là phấn đấu theo lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp nhận hy sinh, quan tâm phấn đấu theo đuổi đến cùng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Sinh viên vào Đảng là để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cao cả nói trên, vào Đảng là để được phục vụ và cống hiến sức trẻ, tài năng cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, cho hoạt động của đoàn thể và tập thể lớp. Đó mới là động cơ vào Đảng đúng đắn. Việc xác định động cơ vào Đảng đúng đắn có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên phấn đấu vào Đảng, tại sao lại như vậy?
2. Tại sao việcxây dựng động cơ đúng đắn khi vào Đảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định
Thứ nhất: : Bác Hồ đã dạy: Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những người mà ngay từ khi phấn đấu vào Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ “quay lưng” phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Thực tế đã có những Đảng viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng trong điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thoái hóa. Đã có những sinh viên sau quá trình phấn đấu miệt mài với thành tích học tập tốt, hoạt động phong trào rất sôi nổi và có nhiều cống hiến với tinh thần xung kích tình nguyện đã được kết nạp vào Đảng nhưng khi đã đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản rồi họ lại có biểu hiện hưởng thụ và không còn nhiệt tình và chí công vô tư như trước nữa thậm chí có một số phần tử sa vào thoái hóa biến chất về tư tưởng và đạo đức dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước.
Thứ hai: Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát triển nên rất cần những người ưu tú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình thường để đáp ứng nhu cầu cách mạng trong từng thời kỳ. Trong quá tình vận động và phát triển luôn xuất hiện những phần tử thoái hóa biến chất, cần phải khai trừ ra khỏi Đảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên mới để bổ xung cho Đảng những con người có phẩm chất năng lực để phục vụ cho Đảng giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay. Chính vì vậy mà trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi người chúng ta phải xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều lệ và cương lĩnh của Đảng. Có xác định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng, vào Đảng là để chấp nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều động của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.
Thứ ba: Đảng lãnh đạo nhân dân thông qua sự tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những việc khó khăn, gian khổ, Đảng viên phải gương mẫu đi đầu, lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ. Những sinh viên là Đảng viên thường là những người giữ vai trò đầu tàu trong một tập thể. Tất nhiên đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ của người lãnh đạo thì cũng có cả quyền lợi. Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là phẩm chất của người Đảng viên, người cán bộ lớp, cán bộ đoàn gương mẫu và tận tụy vì tập thể. Nếu động cơ không trong sáng, nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thì người Đảng viên đó không được lòng tin và sự tín nhiệm của tập thể và quần chúng nữa, khi đã xa rời quần chúng thì không thể lãnh đạo được nhân dân và mọi việc sẽ thất bại vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Thứ tư: Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Các thế lực thù địch và phản động luôn tìm cách chống phá Đảng và nhà nước ta quyết liệt trên nhiều mặt, trong đó sinh viên là một trong những đối tượng mà các thế lực này hướng đến. Nếu sinh viên phấn đấu vào Đảng với động cơ không trong sáng sẽ dễ bị bị lợi dụng, lôi kéo và kích động, rất có thể họ sẽ trở thành “nội gián” bên trong của Đảng tạo điều kiện thuận lợi cho âm mưu “tự chuyển hóa” của các thế lực xấu. Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn cho sinh viên phấn đấu vào Đảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng Đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng.
3. Làm thế nào để xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn
Một là: cần phải nỗ lực và cố gắng trong học tập, học tập không chỉ là nhiệm vụ chính của sinh viên khi còn trên ghế nhà trường mà cũng là một trong những tiêu chí để xem xét kết nạp Đảng . Một quần chúng có quá trình hoạt động phong trào sôi nổi tích cực nhưng kết quả học tập luôn thấp thì cũng không đủ tiêu chuẩn để xem xét đồng thời sinh viên phấn đấu vào Đảng phải hiểu được bản chất, mục tiêu lý tưởng của Đảng và phải xác định được vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và phải xác định về mặt tư tưởng rằng vào Đảng là để cống hiến chứ không phải để hưởng thụ, phát tài hay thăng quan tiến chức.
Hai là: phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng: cần phải rèn luyện bản lĩnh chính trị để nâng cao nhận thức về Đảng, kiên định lập trường và tư tưởng để có thể đứng vững trước những khó khăn, thách thức cũng như mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Phẩm chất đạo đức không những cần thiết cho mỗi cán bộ Đảng viên mà đối với người phấn đấu vào Đảng càng quan trọng vì đó là cái gốc của người cách mạng. Sinh viên cần phải tích cực nghiên cứu và học tập một cách nghiêm túc các môn học lý luận chính trị trong nhà trường, bên cạnh đó là tham gia tích cực các hoạt động phong trào do nhà trường và đoàn thể tổ chức, đó là cách rèn luyện bản lĩnh và cũng là con đường trau dồi những kỹ năng cần thiết và bổ ích.
Ba là: xây dựng động cơ đúng đắn phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, việc xác định động cơ đúng đắn vào Đảng không chỉ biểu hiện về mặt tư tưởng, nhận thức mà hơn thế nữa phải được cụ thể hóa bằng hành động khác xa với những người hiểu một đằng làm một nẻo hay những người nói thì hay nhưng làm thì dở. Cụ thể là luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn có tinh thần và trách nhiệm với công việc đồng thời làm việc với tinh thần chí công vô tư. Bên cạnh đó cần phải có lối sống lành mạnh, trung thực và giản dị, tích cực đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong tập thể.
Tóm lại, trong quá trình phấn đấu vào Đảng của sinh viên, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với người phấn đấu vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn sinh viên cần thực hiện tốt hai nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tốt. Bác Hồ đã từng dạy: một năm khởi đầu từ mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước. Là thanh niên Việt Nam, là những người góp phần làm nên mùa xuân của đất nước, vậy chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với lời dạy ấy của Người?
Lê Minh Phong - PBT Đoàn Trường
Được đứng trong hàng ngũ Đảng, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng là ước mơ của nhiều sinh viên khi còn đang trên ghế nhà trường, Để trở thành Đảng viên, sinh viên phải có quá trình rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành được biểu hiện cụ thể thành trên các phương diện như: tư cách và phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích học tập cao, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể được nhà trường, khoa và tập thể sinh viên đánh giá cao. Trong quá trình phấn đấu vào Đảng của sinh viên, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1. Động cơ vào Đảng đúng đắn là gì?
Động cơ là yếu tố, là cái có tác dụng thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động để đạt được mục đích của mình. Động cơ để vào Đảng thể hiện ở nguyên nhân dẫn đến nguyện vọng được vào Đảng của sinh viên hay nói cách khác động cơ để vào Đảng thể hiện ở việc trả lời cho câu hỏi: tại sao sinh viên vào Đảng? và vào Đảng để làm gì? Có phải chăng vào Đảng để được thăng quan, tiến chức để được đứng dưới một người và đứng trên vạn người? vào Đảng để được hưởng các quyền lợi mà những người không phải là Đảng viên không có được. Có sinh viên quan niệm rằng vào Đảng để sau này ra trường dễ xin việc làm và có được một vị thế nhất định trong xã hội. Đó là những quan niệm, suy nghĩ sai lầm và lệch lạc của những sinh viên chưa nhận thức một cách thấu đáo về động cơ vào Đảng đúng đắn, đó là những những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân có động cơ vào Đảng không trong sáng.
Vậy động cơ vào Đảng đúng đắn là gì? Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy: Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải! Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người Đảng viên. Bác còn căn dặn: Nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào Đảng hay là khoan hãy vào Đảng, bởi vì Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh lịch sử cao cả là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là nơi để tìm kiếm danh vọng, điạ vị, thu hái lợi lộc.
Như vậy động cơ thôi thúc chúng ta phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức tự nguyện của những người cùng chung một chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vào Đảng là phấn đấu theo lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp nhận hy sinh, quan tâm phấn đấu theo đuổi đến cùng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Sinh viên vào Đảng là để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cao cả nói trên, vào Đảng là để được phục vụ và cống hiến sức trẻ, tài năng cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, cho hoạt động của đoàn thể và tập thể lớp. Đó mới là động cơ vào Đảng đúng đắn. Việc xác định động cơ vào Đảng đúng đắn có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên phấn đấu vào Đảng, tại sao lại như vậy?
2. Tại sao việcxây dựng động cơ đúng đắn khi vào Đảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định
Thứ nhất: : Bác Hồ đã dạy: Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những người mà ngay từ khi phấn đấu vào Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ “quay lưng” phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Thực tế đã có những Đảng viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng trong điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thoái hóa. Đã có những sinh viên sau quá trình phấn đấu miệt mài với thành tích học tập tốt, hoạt động phong trào rất sôi nổi và có nhiều cống hiến với tinh thần xung kích tình nguyện đã được kết nạp vào Đảng nhưng khi đã đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản rồi họ lại có biểu hiện hưởng thụ và không còn nhiệt tình và chí công vô tư như trước nữa thậm chí có một số phần tử sa vào thoái hóa biến chất về tư tưởng và đạo đức dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước.
Thứ hai: Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát triển nên rất cần những người ưu tú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình thường để đáp ứng nhu cầu cách mạng trong từng thời kỳ. Trong quá tình vận động và phát triển luôn xuất hiện những phần tử thoái hóa biến chất, cần phải khai trừ ra khỏi Đảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên mới để bổ xung cho Đảng những con người có phẩm chất năng lực để phục vụ cho Đảng giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay. Chính vì vậy mà trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi người chúng ta phải xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều lệ và cương lĩnh của Đảng. Có xác định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng, vào Đảng là để chấp nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều động của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.
Thứ ba: Đảng lãnh đạo nhân dân thông qua sự tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những việc khó khăn, gian khổ, Đảng viên phải gương mẫu đi đầu, lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ. Những sinh viên là Đảng viên thường là những người giữ vai trò đầu tàu trong một tập thể. Tất nhiên đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ của người lãnh đạo thì cũng có cả quyền lợi. Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là phẩm chất của người Đảng viên, người cán bộ lớp, cán bộ đoàn gương mẫu và tận tụy vì tập thể. Nếu động cơ không trong sáng, nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thì người Đảng viên đó không được lòng tin và sự tín nhiệm của tập thể và quần chúng nữa, khi đã xa rời quần chúng thì không thể lãnh đạo được nhân dân và mọi việc sẽ thất bại vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Thứ tư: Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Các thế lực thù địch và phản động luôn tìm cách chống phá Đảng và nhà nước ta quyết liệt trên nhiều mặt, trong đó sinh viên là một trong những đối tượng mà các thế lực này hướng đến. Nếu sinh viên phấn đấu vào Đảng với động cơ không trong sáng sẽ dễ bị bị lợi dụng, lôi kéo và kích động, rất có thể họ sẽ trở thành “nội gián” bên trong của Đảng tạo điều kiện thuận lợi cho âm mưu “tự chuyển hóa” của các thế lực xấu. Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn cho sinh viên phấn đấu vào Đảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng Đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng.
3. Làm thế nào để xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn
Một là: cần phải nỗ lực và cố gắng trong học tập, học tập không chỉ là nhiệm vụ chính của sinh viên khi còn trên ghế nhà trường mà cũng là một trong những tiêu chí để xem xét kết nạp Đảng . Một quần chúng có quá trình hoạt động phong trào sôi nổi tích cực nhưng kết quả học tập luôn thấp thì cũng không đủ tiêu chuẩn để xem xét đồng thời sinh viên phấn đấu vào Đảng phải hiểu được bản chất, mục tiêu lý tưởng của Đảng và phải xác định được vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và phải xác định về mặt tư tưởng rằng vào Đảng là để cống hiến chứ không phải để hưởng thụ, phát tài hay thăng quan tiến chức.
Hai là: phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng: cần phải rèn luyện bản lĩnh chính trị để nâng cao nhận thức về Đảng, kiên định lập trường và tư tưởng để có thể đứng vững trước những khó khăn, thách thức cũng như mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Phẩm chất đạo đức không những cần thiết cho mỗi cán bộ Đảng viên mà đối với người phấn đấu vào Đảng càng quan trọng vì đó là cái gốc của người cách mạng. Sinh viên cần phải tích cực nghiên cứu và học tập một cách nghiêm túc các môn học lý luận chính trị trong nhà trường, bên cạnh đó là tham gia tích cực các hoạt động phong trào do nhà trường và đoàn thể tổ chức, đó là cách rèn luyện bản lĩnh và cũng là con đường trau dồi những kỹ năng cần thiết và bổ ích.
Ba là: xây dựng động cơ đúng đắn phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, việc xác định động cơ đúng đắn vào Đảng không chỉ biểu hiện về mặt tư tưởng, nhận thức mà hơn thế nữa phải được cụ thể hóa bằng hành động khác xa với những người hiểu một đằng làm một nẻo hay những người nói thì hay nhưng làm thì dở. Cụ thể là luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn có tinh thần và trách nhiệm với công việc đồng thời làm việc với tinh thần chí công vô tư. Bên cạnh đó cần phải có lối sống lành mạnh, trung thực và giản dị, tích cực đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong tập thể.
Tóm lại, trong quá trình phấn đấu vào Đảng của sinh viên, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với người phấn đấu vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn sinh viên cần thực hiện tốt hai nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tốt. Bác Hồ đã từng dạy: một năm khởi đầu từ mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước. Là thanh niên Việt Nam, là những người góp phần làm nên mùa xuân của đất nước, vậy chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với lời dạy ấy của Người?
Lê Minh Phong - PBT Đoàn Trường