Thứ Năm, 01/03/2012 - 13:39
Những “ông trời con” trong gia đình
Do cưng chiều trẻ không đúng cách, nhiều bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành “ông trời con” muốn gì được nấy. Khi trẻ nổi loạn sẽ vượt tầm kiểm soát của gia đình và xã hội…
Cưng chiều con không đúng cách sẽ trở nên phản tác dụng. Làm sao để tránh biến trẻ thành “ông trời con”, cách thức điều chỉnh khi trẻ nổi loạn… là những vấn đề khiến không ít phụ huynh trăn trở.
Trẻ chửi, cả nhà vỗ tay
Dù bố mẹ chỉ là viên chức nhà nước nhưng do là con trai độc nhất nên bé NAT (hai tuổi, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM) rất được cưng chiều.
Hằng ngày, bé T. được gửi cho một bảo mẫu cạnh nhà chăm sóc. Một tối, nhà có khách đến chơi. Khi khách tỏ ý muốn bế bé, bé liền buột miệng chửi thề như để phản kháng: “Đ.M mày”. Vị khách vô cùng sửng sốt trước câu chửi của đứa bé mới lên hai. Trong khi đó, bố mẹ bé lại “hồn nhiên” vỗ tay tán dương con và giải thích với khách: “Chú thấy cục cưng của tôi hay không? Mấy từ này nó học được ở nhà bà bảo mẫu đó”.
Người khách cho hay: “Sau nhiều lần đến chơi, tôi thấy không những bé chửi thề với khách mà còn với cả bố mẹ. Thấy bé chửi “nghe vui tai” nên bạn bè của bố mẹ đến chơi thường xúi bé chửi hết người này đến người khác. Hiện tại, trong kho từ vựng của bé, phải có đến hơn chục câu chửi đủ các thể loại, tình huống…”.
Ở nhà, bé có thể sai khiến được hết thảy mọi người bằng những ngôn từ đáng yêu của một đứa bé đang độ tuổi tập nói. Không thích coi tivi, bé bảo: “Mẹ tắt tivi cho T. ngủ” hay: “Lạnh quá, mẹ tắt quạt cho T. đi!”… Nhiều lúc đang có khách, nhà chật, mọi sinh hoạt ăn, ngủ, tiếp khách đều diễn ra tại căn phòng chính mà bé bảo tắt điện là cả nhà phải răm rắp làm theo. “Nếu không, bé khóc thét lên đến lúc cả nhà làm theo yêu cầu mới thôi” - mẹ bé nói.
13 tuổi có… bốn bạn trai
Trường hợp của ĐTTQ (một nữ sinh lớp 8 ở quận 3, TP.HCM) lại khác. Gia đình giàu có, bản thân lại là con gái duy nhất nên ngay từ nhỏ, Q. đã được bố mẹ cưng chiều, thích gì được nấy.
Một hôm, Q. hùng hồn tuyên bố với mẹ: “Con có bạn trai”. Người mẹ giật mình vì con mình mới 13 tuổi. Tuy nhiên, sau đó chị chấp nhận và gợi ý con hôm nào đưa bạn trai về nhà ra mắt.
Người giúp việc cho gia đình Q. kể: “Do phụ huynh cháu bận làm ăn nên thường giao chìa khóa nhà cho tôi và cháu. Mỗi lần bố mẹ ra khỏi nhà, Q. liền gọi bạn trai đến. Rất nhiều lần tôi thấy cháu và bạn trai quan hệ tình dục ngay tại nhà. Tôi đem chuyện đó nói với bố mẹ cháu, không những họ không trách con mà còn mắng rằng tôi nhiều chuyện. Vừa rồi cháu đánh nhau với một bạn gái cùng trường vì ghen đến bầm tím mặt mũi. Xót con, bố mẹ hỏi thì cháu gào khóc: Bạn đó là của con, sao bạn kia dám giành. Con thích quan hệ với ai thì kệ con, liên quan gì đến bố mẹ…”.
Đến lúc này, bố mẹ Q. mới tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn. Sau khi tìm hiểu, tư vấn viên phát hiện ra cô bé có tới bốn bạn trai và từng nhiều lần quan hệ tình dục với cả bốn bạn trai đó. Khi tư vấn viên hỏi: “Con có biết con không được phép làm thế vì tuổi con còn nhỏ…”, Q. cãi: “Mẹ con cho phép rồi, mẹ còn bảo dẫn về nhà giới thiệu mà!”.
Đánh luôn cả bố mẹ
Một chuyên gia tâm lý kể: Cách đây mấy tháng, có hai vợ chồng ở quận Tân Bình (TP.HCM) ngập ngừng bước vào phòng tư vấn tâm lý. Người bố cho biết ông mới bị con trai đánh rách má, người mẹ cũng chia sẻ rằng mình đã nhiều lần bị con đánh và dọa đánh.
Người bố kể: “Con tôi năm nay học lớp 7. Nhà chỉ có hai anh em, gia đình cũng có điều kiện nên chúng tôi rất mực thương yêu, các cháu thích gì chúng tôi đều đáp ứng đầy đủ với mong muốn các cháu học hành thật tốt. Từ trước tới nay, hai anh em sống chung một phòng. Mới rồi do mâu thuẫn nên BA (đứa em) đòi tách phòng sống riêng. BA thích sống ở phòng cũ và đòi anh phải sang phòng mới. Sau khi sắm sửa nội thất, thấy phòng của anh toàn đồ mới, BA kiên quyết đòi mua tivi mới. Tôi thấy tivi trong phòng BA còn mới nên không đồng ý. Chỉ vậy thôi mà nó nắm lấy tay tôi và hét: “Ba muốn gì, sao ba không công bằng với con?”. Tôi nổi nóng mắng con, thế là nó lấy tay đấm sượt lên mặt tôi khiến một bên má tôi chảy máu…”.
Mẹ BA kể thêm: “Nó đòi sắm điện thoại mới, tôi bảo tháng trước con mới đòi mẹ mua cho cái điện thoại gần 10 triệu đồng mà. Hôm sau, tôi phát hiện điện thoại của mình để trong túi xách bị mất; hỏi ra BA mới bảo do mẹ không mua điện thoại mới nên con lấy của mẹ xài. Kiểm tra thông tin trong máy, tôi phát hiện ra nó xóa sạch thông tin bộ nhớ, mất hết số điện thoại của khách hàng. Có lần vợ chồng tôi đánh nó thì nó cầm dao dọa đâm…”.
Dạy trẻ những điều không được phép làm
Trẻ ngoan hay không đều phụ thuộc vào cách chăm sóc con của bố mẹ ngay từ nhỏ.
Lúc mới biết nói, biết đi, trẻ thường học theo những hoạt động của bố mẹ nên bố mẹ cần dạy cho con điều này được phép, điều kia không được phép. Ví dụ lúc trẻ đòi tắt tivi, bố mẹ phải nói với trẻ rằng không được thay vì cổ vũ hành động tắt tivi của bé. Hay như lúc trẻ giận và đánh mẹ thì phải nói rằng không được đánh mẹ, thậm chí người mẹ phải giả vờ tỏ ra đau đớn và khóc để biểu lộ hành động đó làm mẹ đau.
Tuyệt đối không được nuông chiều trẻ một cách thái quá và không được để trẻ có quyền lực trong nhà. Trẻ con đến nhà người khác thấy đồ chơi thường muốn cầm về nhà, nếu không được sẽ khóc. Trong trường hợp đó, phụ huynh phải ngăn con lại vì lấy vài lần trẻ sẽ quen, dễ dẫn tới hành vi “ăn cắp quen tay…”…
Khi trẻ lên bốn, năm tuổi, phụ huynh cần điều chỉnh lại toàn bộ hành vi cho trẻ: Cái nào được, không được; gặp người lớn phải chào, phải dạ thưa... Quan trọng nhất là phải dạy trẻ cách chịu đựng, không được cho qua dễ dàng các đòi hỏi của trẻ. Ví dụ trẻ đòi đồ chơi, phải nói cái này mắc lắm, không mua được và dạy cho trẻ rằng muốn có đồ chơi thì phải “bỏ ống”. Phải thường xuyên kiểm soát và sòng phẳng với trẻ. Nếu được giáo dục tốt, trẻ sẽ biết lắng nghe và điều chỉnh hành vi theo mong muốn của phụ huynh…
TS tâm lý Thạch Ngọc Yến, chuyên viên tư vấn Trung tâm CTXH Trẻ em TP.HCM
Theo Hàn Giang
PLTPHCM
Những “ông trời con” trong gia đình
Do cưng chiều trẻ không đúng cách, nhiều bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành “ông trời con” muốn gì được nấy. Khi trẻ nổi loạn sẽ vượt tầm kiểm soát của gia đình và xã hội…
Cưng chiều con không đúng cách sẽ trở nên phản tác dụng. Làm sao để tránh biến trẻ thành “ông trời con”, cách thức điều chỉnh khi trẻ nổi loạn… là những vấn đề khiến không ít phụ huynh trăn trở.
Trẻ chửi, cả nhà vỗ tay
Dù bố mẹ chỉ là viên chức nhà nước nhưng do là con trai độc nhất nên bé NAT (hai tuổi, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM) rất được cưng chiều.
Hằng ngày, bé T. được gửi cho một bảo mẫu cạnh nhà chăm sóc. Một tối, nhà có khách đến chơi. Khi khách tỏ ý muốn bế bé, bé liền buột miệng chửi thề như để phản kháng: “Đ.M mày”. Vị khách vô cùng sửng sốt trước câu chửi của đứa bé mới lên hai. Trong khi đó, bố mẹ bé lại “hồn nhiên” vỗ tay tán dương con và giải thích với khách: “Chú thấy cục cưng của tôi hay không? Mấy từ này nó học được ở nhà bà bảo mẫu đó”.
Người khách cho hay: “Sau nhiều lần đến chơi, tôi thấy không những bé chửi thề với khách mà còn với cả bố mẹ. Thấy bé chửi “nghe vui tai” nên bạn bè của bố mẹ đến chơi thường xúi bé chửi hết người này đến người khác. Hiện tại, trong kho từ vựng của bé, phải có đến hơn chục câu chửi đủ các thể loại, tình huống…”.
Ở nhà, bé có thể sai khiến được hết thảy mọi người bằng những ngôn từ đáng yêu của một đứa bé đang độ tuổi tập nói. Không thích coi tivi, bé bảo: “Mẹ tắt tivi cho T. ngủ” hay: “Lạnh quá, mẹ tắt quạt cho T. đi!”… Nhiều lúc đang có khách, nhà chật, mọi sinh hoạt ăn, ngủ, tiếp khách đều diễn ra tại căn phòng chính mà bé bảo tắt điện là cả nhà phải răm rắp làm theo. “Nếu không, bé khóc thét lên đến lúc cả nhà làm theo yêu cầu mới thôi” - mẹ bé nói.
13 tuổi có… bốn bạn trai
Trường hợp của ĐTTQ (một nữ sinh lớp 8 ở quận 3, TP.HCM) lại khác. Gia đình giàu có, bản thân lại là con gái duy nhất nên ngay từ nhỏ, Q. đã được bố mẹ cưng chiều, thích gì được nấy.
Một hôm, Q. hùng hồn tuyên bố với mẹ: “Con có bạn trai”. Người mẹ giật mình vì con mình mới 13 tuổi. Tuy nhiên, sau đó chị chấp nhận và gợi ý con hôm nào đưa bạn trai về nhà ra mắt.
Người giúp việc cho gia đình Q. kể: “Do phụ huynh cháu bận làm ăn nên thường giao chìa khóa nhà cho tôi và cháu. Mỗi lần bố mẹ ra khỏi nhà, Q. liền gọi bạn trai đến. Rất nhiều lần tôi thấy cháu và bạn trai quan hệ tình dục ngay tại nhà. Tôi đem chuyện đó nói với bố mẹ cháu, không những họ không trách con mà còn mắng rằng tôi nhiều chuyện. Vừa rồi cháu đánh nhau với một bạn gái cùng trường vì ghen đến bầm tím mặt mũi. Xót con, bố mẹ hỏi thì cháu gào khóc: Bạn đó là của con, sao bạn kia dám giành. Con thích quan hệ với ai thì kệ con, liên quan gì đến bố mẹ…”.
Đến lúc này, bố mẹ Q. mới tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn. Sau khi tìm hiểu, tư vấn viên phát hiện ra cô bé có tới bốn bạn trai và từng nhiều lần quan hệ tình dục với cả bốn bạn trai đó. Khi tư vấn viên hỏi: “Con có biết con không được phép làm thế vì tuổi con còn nhỏ…”, Q. cãi: “Mẹ con cho phép rồi, mẹ còn bảo dẫn về nhà giới thiệu mà!”.
Đánh luôn cả bố mẹ
Một chuyên gia tâm lý kể: Cách đây mấy tháng, có hai vợ chồng ở quận Tân Bình (TP.HCM) ngập ngừng bước vào phòng tư vấn tâm lý. Người bố cho biết ông mới bị con trai đánh rách má, người mẹ cũng chia sẻ rằng mình đã nhiều lần bị con đánh và dọa đánh.
Người bố kể: “Con tôi năm nay học lớp 7. Nhà chỉ có hai anh em, gia đình cũng có điều kiện nên chúng tôi rất mực thương yêu, các cháu thích gì chúng tôi đều đáp ứng đầy đủ với mong muốn các cháu học hành thật tốt. Từ trước tới nay, hai anh em sống chung một phòng. Mới rồi do mâu thuẫn nên BA (đứa em) đòi tách phòng sống riêng. BA thích sống ở phòng cũ và đòi anh phải sang phòng mới. Sau khi sắm sửa nội thất, thấy phòng của anh toàn đồ mới, BA kiên quyết đòi mua tivi mới. Tôi thấy tivi trong phòng BA còn mới nên không đồng ý. Chỉ vậy thôi mà nó nắm lấy tay tôi và hét: “Ba muốn gì, sao ba không công bằng với con?”. Tôi nổi nóng mắng con, thế là nó lấy tay đấm sượt lên mặt tôi khiến một bên má tôi chảy máu…”.
Mẹ BA kể thêm: “Nó đòi sắm điện thoại mới, tôi bảo tháng trước con mới đòi mẹ mua cho cái điện thoại gần 10 triệu đồng mà. Hôm sau, tôi phát hiện điện thoại của mình để trong túi xách bị mất; hỏi ra BA mới bảo do mẹ không mua điện thoại mới nên con lấy của mẹ xài. Kiểm tra thông tin trong máy, tôi phát hiện ra nó xóa sạch thông tin bộ nhớ, mất hết số điện thoại của khách hàng. Có lần vợ chồng tôi đánh nó thì nó cầm dao dọa đâm…”.
Dạy trẻ những điều không được phép làm
Trẻ ngoan hay không đều phụ thuộc vào cách chăm sóc con của bố mẹ ngay từ nhỏ.
Lúc mới biết nói, biết đi, trẻ thường học theo những hoạt động của bố mẹ nên bố mẹ cần dạy cho con điều này được phép, điều kia không được phép. Ví dụ lúc trẻ đòi tắt tivi, bố mẹ phải nói với trẻ rằng không được thay vì cổ vũ hành động tắt tivi của bé. Hay như lúc trẻ giận và đánh mẹ thì phải nói rằng không được đánh mẹ, thậm chí người mẹ phải giả vờ tỏ ra đau đớn và khóc để biểu lộ hành động đó làm mẹ đau.
Tuyệt đối không được nuông chiều trẻ một cách thái quá và không được để trẻ có quyền lực trong nhà. Trẻ con đến nhà người khác thấy đồ chơi thường muốn cầm về nhà, nếu không được sẽ khóc. Trong trường hợp đó, phụ huynh phải ngăn con lại vì lấy vài lần trẻ sẽ quen, dễ dẫn tới hành vi “ăn cắp quen tay…”…
Khi trẻ lên bốn, năm tuổi, phụ huynh cần điều chỉnh lại toàn bộ hành vi cho trẻ: Cái nào được, không được; gặp người lớn phải chào, phải dạ thưa... Quan trọng nhất là phải dạy trẻ cách chịu đựng, không được cho qua dễ dàng các đòi hỏi của trẻ. Ví dụ trẻ đòi đồ chơi, phải nói cái này mắc lắm, không mua được và dạy cho trẻ rằng muốn có đồ chơi thì phải “bỏ ống”. Phải thường xuyên kiểm soát và sòng phẳng với trẻ. Nếu được giáo dục tốt, trẻ sẽ biết lắng nghe và điều chỉnh hành vi theo mong muốn của phụ huynh…
TS tâm lý Thạch Ngọc Yến, chuyên viên tư vấn Trung tâm CTXH Trẻ em TP.HCM
Theo Hàn Giang
PLTPHCM