Liệu đây có phải là các chiến binh vô danh đang nỗ lực đổi thay thế giới?
Có một sự thật là hiện tại, mỗi khi cái tên Anonymous được nhắc đến thì chúng khiến hầu hết công ty cảm thấy đau đầu, thậm chí "đại gia" làng 2-Tek cũng không ngoại lệ. Trong thế giới mà hacker giống như một thế lực hắc ám, Anonymous bỗng trở thành tâm điểm chỉ trích của dân tình. Tuy nhiên, nhóm hacker có thực sự xấu xa? Bài viết của cây bút Christian Cawley trên trang Brighthub sẽ cho bạn thấy một góc nhìn khác về tên tuổi lừng danh này.
Trước hết, thuật ngữ “tin tặc” khi ám chỉ Anonymous không hoàn toàn công bằng. Việc đột nhập những trang dịch vụ hoặc ngân hàng lớn để tìm kiếm thông tin dưới mục đích thu lợi bất chính là hành động phi pháp và đáng lên án. Song, Anonymous chưa bao giờ làm như vậy.
Anonymous rất khác
Cái tên này hoàn toàn phù hợp. Nếu bạn không muốn chia sẻ danh tính của mình, không muốn điều bạn làm trên thế giới ảo ảnh hưởng đến cuộc sống thực, bạn là một người “vô danh”. Thành viên của Anonymous đến từ nhiều cộng đồng khác nhau, với bản sắc khác nhau song đều giữ kín thân thế. Chính điều này giúp Anonymous tránh khỏi cáo buộc của nhà chức trách, mặc dù một số thành viên đã bị bắt giữ với lời kết tội vi phạm pháp luật trực tuyến.
Đúng thế, không ai có thể đại diện cho toàn bộ Anonymous. Và khi cần, mọi thành viên đều yên tâm rút lui vào bóng tối an toàn.
Đồng thời, một hệ quả khác là quân số của Anonymous có thể gia tăng nhanh chóng, khiến sức mạnh cả nhóm nhân lên đáng kể mà không hề có một lời cảnh báo. Họ cũng không cần phải khó khăn tạo dựng botnet như tổ chức tội phạm mạng khác. Ngược lại, những tình nguyện viên tự nguyện làm botnet và cá nhân bình thường cũng dễ dàng tham gia cuộc chiến dẫu chỉ để… cho vui. Đây chính là điểm khác biệt rõ ràng giữa Anonymous và các nhóm tội phạm.
Anonymous không phải khủng bố
Anonymous từng bị nhận định là khủng bố và phá hoại. Thậm chí, nhóm còn bị liệt vào danh sách dính líu đến những phần tử nguy hiểm cần phải bắt giữ. Tuy nhiên, phải công nhận rằng Anonymous thường không làm gì hơn ngoài việc khiến website bị gián đoạn thời gian ngắn và quản trị viên có thể khôi phục mọi thứ bình thường sau khi "cơn bão" lướt qua.
Do vậy, thật vô lý khi gọi Anonymous là khủng bố (phá hoại thì có thể). Mục tiêu của họ thường là các tập đoàn lớn với những sự kiện bị người ta đặt dấu hỏi. Đúng hơn, hành động của Anonymous mang bản sắc cuộc biểu tình online và mục tiêu thể hiện tiếng nói, quan điểm của tổ chức. Như khi một người say rượu nổ súng tại hệ thống Bay Area Rapid Transit (BART) - trang chủ của BART đã bị đánh sập nhằm cảnh báo rằng, sự an toàn của khách hàng bị xem nhẹ ra sao, ít nhất cũng nhìn thấy qua khía cạnh an ninh trực tuyến vô cùng lỏng lẻo.
Hay trong một tình huống khác, Anonyomous kêu gọi biểu tình chống lại hành vi cư xử không thỏa đáng của một nhóm an ninh với người đàn ông đã khuất. Rất nhiều người tham gia sự kiện cùng chiếc mặt nạ Guy Fawkes, một biểu tượng quen thuộc. Điều đó cũng giúp thể hiện 2 mặt khác nhau đang tồn tại song song. Với chiếc mặt nạ thì bạn là người yêu cầu “công lý”. Còn khi tháo chúng ra, bạn trở về là một cá nhân bình thường trong cuộc sống thường nhật.
Anonymous và mục đích hành động
Dễ dàng điểm qua hàng loạt phong trào phản đối mà Anonymous đóng vai trò quan trọng sau bức màn. Vấn đề là, Anonymous có quyền thực hiện chúng hay không? Và liệu có khả năng một ngày nào đó, thành viên Anonymous lợi dụng sức mạnh của khối cho lợi ích cá nhân?
Đây là những câu hỏi phức tạp, song nếu đứng trên góc độ khác thì mọi việc khá đơn giản. Theo thành viên của nhóm, thứ khiến họ và các tổ chức liên quan bận tâm thì đó chính là những gì họ sẽ làm. Anonymous không muốn nhìn điều gì bất cập trôi qua mà không cố gắng thay đổi tình hình. Họ hoạt động nhằm thỏa mãn lợi ích riêng của chính họ. Đúng thế, lợi ích này là ham muốn thay đổi thế giới theo một phong cách riêng, dựa trên sức mạnh của cộng đồng trực tuyến.
Thật khó phản bác hay giám sát lý luận trên, nhưng Anonymous luôn giữ nguyên tắc hành động theo số đông. Khi mục tiêu được nêu ra, cần phải nhận được sự đồng ý của hầu hết thành viên trong nhóm thì phi vụ mới tiến hành. Tức là xét theo một khía cạnh nào đó, Anonymous đại diện cho ý chí tập thể và lợi ích sẽ là lợi ích chung.
Có một sự thật là hiện tại, mỗi khi cái tên Anonymous được nhắc đến thì chúng khiến hầu hết công ty cảm thấy đau đầu, thậm chí "đại gia" làng 2-Tek cũng không ngoại lệ. Trong thế giới mà hacker giống như một thế lực hắc ám, Anonymous bỗng trở thành tâm điểm chỉ trích của dân tình. Tuy nhiên, nhóm hacker có thực sự xấu xa? Bài viết của cây bút Christian Cawley trên trang Brighthub sẽ cho bạn thấy một góc nhìn khác về tên tuổi lừng danh này.
Trước hết, thuật ngữ “tin tặc” khi ám chỉ Anonymous không hoàn toàn công bằng. Việc đột nhập những trang dịch vụ hoặc ngân hàng lớn để tìm kiếm thông tin dưới mục đích thu lợi bất chính là hành động phi pháp và đáng lên án. Song, Anonymous chưa bao giờ làm như vậy.
Anonymous rất khác
Cái tên này hoàn toàn phù hợp. Nếu bạn không muốn chia sẻ danh tính của mình, không muốn điều bạn làm trên thế giới ảo ảnh hưởng đến cuộc sống thực, bạn là một người “vô danh”. Thành viên của Anonymous đến từ nhiều cộng đồng khác nhau, với bản sắc khác nhau song đều giữ kín thân thế. Chính điều này giúp Anonymous tránh khỏi cáo buộc của nhà chức trách, mặc dù một số thành viên đã bị bắt giữ với lời kết tội vi phạm pháp luật trực tuyến.
Đúng thế, không ai có thể đại diện cho toàn bộ Anonymous. Và khi cần, mọi thành viên đều yên tâm rút lui vào bóng tối an toàn.
Đồng thời, một hệ quả khác là quân số của Anonymous có thể gia tăng nhanh chóng, khiến sức mạnh cả nhóm nhân lên đáng kể mà không hề có một lời cảnh báo. Họ cũng không cần phải khó khăn tạo dựng botnet như tổ chức tội phạm mạng khác. Ngược lại, những tình nguyện viên tự nguyện làm botnet và cá nhân bình thường cũng dễ dàng tham gia cuộc chiến dẫu chỉ để… cho vui. Đây chính là điểm khác biệt rõ ràng giữa Anonymous và các nhóm tội phạm.
Anonymous không phải khủng bố
Anonymous từng bị nhận định là khủng bố và phá hoại. Thậm chí, nhóm còn bị liệt vào danh sách dính líu đến những phần tử nguy hiểm cần phải bắt giữ. Tuy nhiên, phải công nhận rằng Anonymous thường không làm gì hơn ngoài việc khiến website bị gián đoạn thời gian ngắn và quản trị viên có thể khôi phục mọi thứ bình thường sau khi "cơn bão" lướt qua.
Do vậy, thật vô lý khi gọi Anonymous là khủng bố (phá hoại thì có thể). Mục tiêu của họ thường là các tập đoàn lớn với những sự kiện bị người ta đặt dấu hỏi. Đúng hơn, hành động của Anonymous mang bản sắc cuộc biểu tình online và mục tiêu thể hiện tiếng nói, quan điểm của tổ chức. Như khi một người say rượu nổ súng tại hệ thống Bay Area Rapid Transit (BART) - trang chủ của BART đã bị đánh sập nhằm cảnh báo rằng, sự an toàn của khách hàng bị xem nhẹ ra sao, ít nhất cũng nhìn thấy qua khía cạnh an ninh trực tuyến vô cùng lỏng lẻo.
Hay trong một tình huống khác, Anonyomous kêu gọi biểu tình chống lại hành vi cư xử không thỏa đáng của một nhóm an ninh với người đàn ông đã khuất. Rất nhiều người tham gia sự kiện cùng chiếc mặt nạ Guy Fawkes, một biểu tượng quen thuộc. Điều đó cũng giúp thể hiện 2 mặt khác nhau đang tồn tại song song. Với chiếc mặt nạ thì bạn là người yêu cầu “công lý”. Còn khi tháo chúng ra, bạn trở về là một cá nhân bình thường trong cuộc sống thường nhật.
Anonymous và mục đích hành động
Dễ dàng điểm qua hàng loạt phong trào phản đối mà Anonymous đóng vai trò quan trọng sau bức màn. Vấn đề là, Anonymous có quyền thực hiện chúng hay không? Và liệu có khả năng một ngày nào đó, thành viên Anonymous lợi dụng sức mạnh của khối cho lợi ích cá nhân?
Đây là những câu hỏi phức tạp, song nếu đứng trên góc độ khác thì mọi việc khá đơn giản. Theo thành viên của nhóm, thứ khiến họ và các tổ chức liên quan bận tâm thì đó chính là những gì họ sẽ làm. Anonymous không muốn nhìn điều gì bất cập trôi qua mà không cố gắng thay đổi tình hình. Họ hoạt động nhằm thỏa mãn lợi ích riêng của chính họ. Đúng thế, lợi ích này là ham muốn thay đổi thế giới theo một phong cách riêng, dựa trên sức mạnh của cộng đồng trực tuyến.
Thật khó phản bác hay giám sát lý luận trên, nhưng Anonymous luôn giữ nguyên tắc hành động theo số đông. Khi mục tiêu được nêu ra, cần phải nhận được sự đồng ý của hầu hết thành viên trong nhóm thì phi vụ mới tiến hành. Tức là xét theo một khía cạnh nào đó, Anonymous đại diện cho ý chí tập thể và lợi ích sẽ là lợi ích chung.