Xã hội ngày càng phát triển, thuật ngữ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ ngày càng trở nên gần gũi thiết thân hơn đối với mọi tầng lớp, đặc biệt, CNTT được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với tầng lớp trẻ. Thông qua mạng thông tin này, rất nhiều tin tức được cập nhật, nhiều cái mới mẻ được phát huy.
Nếu như những năm 20 của thế kỷ XX, Thái Lan được đánh giá là một“Công viên vi tính”, Ôxtrâylia được đánh giá là một “Rừng vi tính” thì Việt Nam chỉ được xem là một “Sa mạc về vi tính” mà thôi. Thế nhưng với tốc độ phát triển, lan truyền chóng mặt của KHKT & CN, ngày nay chiếc máy vi tính trở nên phổ biến rộng khắp, nhà nhà có vi tính, người người có vi tính nhưng việc vận dụng nó để học tập và làm việc như thế nào cho có hiệu quả vẫn đang là một vấn đề rất được quan tâm.
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó là một trong những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của cả GV và HS trong qúa trình dạy – học. Bài viết này quan tâm tới việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy một số môn xã hội tại Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
1. Thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường CĐ VHNT & DL Nha Trang
a. Thuận lợi:
- Những năm gần đây, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong số 65 phòng học lý thuyết của trường có 25 phòng được lắp màn hình ti vi 50inch, ngoài ra nhà trường còn chuẩn bị 01 máy chiếu phục vụ cho những phòng không gắn màn hình nếu GV có nhu cầu.
Việc sử dụng màn hình ti vi có rất nhiều cái lợi:
Thứ nhất, GV không phải quả lo lắng đến việc mang vác rất nhiều vật dụng để gắn kết với laptop của mình
Thứ hai, tiết kiệm được thời gian khi lên lớp
Thứ ba, âm thanh, hình ảnh từ màn hình ti vi rất rõ ràng, sắc nét, SV rất dễ nhìn, đọc, học, ghi chép và tiếp thu
- Các Khoa khuyến khích GV sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, ứng dụng CNTT vào các bài giảng khi lên lớp.
Với những tiết học cần minh họa bằng các hình ảnh trực quan thì việc giảng dạy qua giáo án điện tử là phương tiện đắc lực hỗ trợ thêm để giờ dạy thành công.
Hiệu quả của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử giúp cho GV tiết kiệm được thời gian trong việc ghi bảng, nhất là những tiết dạy cần minh họa bằng các bảng biểu so sánh, chứng minh; Hạn chế sự ảnh hưởng của bụi phấn đến sức khỏe của GV và HS; Hơn nữa, những hình ảnh trực quan, sinh động từ giáo án điện tử còn giúp SV tiếp thu bài nhanh hơn, GV có nhiều thời gian để bao quát lớp và tổ chức cho SV thảo luận, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của SV, tránh lối học theo kiểu truyền thống thầy đọc – trò chép một cách thụ động.
- Với những bộ môn xã hội như Cơ sở Văn hóa VN, Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, Thuyết minh văn học… giáo án điện tử sẽ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho GV trong việc biến cái “trăm nghe” thành “một thấy” qua việc cho SV tham khảo các hình ảnh, âm thanh, các video clip ngắn về đất nước, con người Việt Nam, phong tục tập quán mỗi vùng miền…
Với môn Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, SV được trực tiếp xem những hình ảnh minh họa và nghe những âm thanh truyền cảm du dương từ những vần thơ mình vừa phân tích tạo hứng thú và khả năng cảm thụ của các em rất nhiều.
b. Khó khăn:
- Số lượng 25 màn hình trên 65 phòng học là khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế giảng dạy của GV trường CĐ VHNT & DL Nha Trang. Có những GV chuẩn bị bài giảng rất công phu nhưng không được phân lịch dạy ở những phòng có lắp màn hình trong khi một số GV được dạy ở những phòng có gắn màn hình lại không có nhu cầu sử dụng. Cũng có trường hợp một số GV tự đổi phòng cho nhau nhưng việc đổi phòng làm mất thời gian, gây ồn ào, ảnh hưởng đến lớp khác và gây khó khăn đến quá trình theo dõi lịch dạy của Phòng Đào tạo.
- Một số GV không được huấn luyện qua lớp đào tạo soạn giáo án điện tử nên việc sử dụng phông nền, cỡ chữ qua các slide chưa phù hợp, ảnh hưởng đến mắt của SV khi đọc và ghi chép bài. Có những GV lại quá chú tâm vào việc tạo hiệu ứng cho các dòng chữ, phô diễn kỹ năng kỹ xảo về tin học của mình thông qua việc sử dụng các hình động, màu sắc lòe loẹt… làm cho SV mải mê nhìn vào những cái mới lạ của hình thức mà mất tập trung ở phần nội dung bài giảng.
- Một số GV lại không phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép nên trình chiếu cho SV một lượng kiến thức ngồn ngộn lên màn hình, SV mải cắm cúi ghi chép làm mất thời gian, khi GV giảng xong muốn chuyển sang slide khác thì SV phản ứng vì ghi chưa xong nên có những lúc GV phải để thời gian chết chờ SV ghi xong bài.
- Với những môn xã hội, lượng kiến thức lý thuyết nhiều, nội dung liền mạch rất khó để GV cắt thành từng ý nhỏ để chiếu lên màn hình cho SV ghi chép.
2. Giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy
- Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đòi hỏi phải có đầu tư để mua sắm trang thiết bị, các phụ kiện đi kèm, tiêu tốn thời gian vừa mất nhiều công sức của giảng viên. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường chỉ đạo, động viên, tạo mọi điều kiện để giảng viên tích cực nghiên cứu tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng, xu thế tất yếu của CNTT trong dạy học hiện nay; Khuyến khích giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền cho giảng viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT thông qua việc hướng dẫn soạn giáo án Power point, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, cách kết nối và bảo vệ thiết bị, cách thiết kế bài giảng…
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy, từ đó có ý thức chọn lọc, sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phù hợp, tránh lạm dụng quá mức.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ GV. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường, sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân giáo viên thông qua mỗi tiết dạy.
3. Bài học kinh nghiệm từ việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy
- Để có được một bài giảng hoàn chỉnh, GV phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm hình ảnh minh họa có liên quan chặt chẽ đến nội dung bài học, không sử dụng hình ảnh minh họa kiểu “xem cho vui” làm phân tán sự chú ý tập trung của SV vào bài giảng
- Chọn phông nền (Design Templates) phù hợp cho các slide, kiểu chữ, cỡ chữ cũng là một phần quan trọng tạo hiệu quả tốt trong soạn thảo và trình chiếu bài giảng bằng giáo án điện tử
Khi kết nối với màn hình tivi cần có sự điều chỉnh phông chữ cho phù hợp vì đôi lúc màu sắc ở laptop đã đẹp và chuẩn nhưng khi kết nối với tivi lại đậm hơn thông thường làm SV khó nhìn hoặc bị nhức mắt vì màu sắc chưa phù hợp.
- Hạn chế sử dụng các hiệu ứng và các hình ảnh động vì việc sử dụng hình ảnh động sẽ là con dao 2 lưỡi làm phân tán sự tập trung của SV vào bài giảng
- Nếu sử dụng các video clip thì phải cắt chỉnh sao cho mỗi clip có độ dài không quá 3 phút để tránh làm mất nhiều thời gian vào minh họa nội dung
- Cần đảm bảo được tính hệ thống, tính mạch lạc khi thiết kế bài giảng dạng trình chiếu trên Power Point thông qua việc giữ nguyên đề mục khi vẫn đang tiếp tục nội dung đó ở một slide khác. Nếu những bài giảng có nhiều nội dung, nên sử dụng các đường link để giảm bớt chữ trong một slide.
- Không nên quá phụ thuộc vào giáo án điện tử mà phải luôn chuẩn bị sẵn sàng nội dung bài giảng dạng truyền thống trong trường hợp bị mất điện để không phải lúng túng trong việc ghi đề mục hoặc bài giảng lên bảng
- Nên mua Remote điều khiển laptop để hạn chế việc GV phải ngồi lâu ở một vị trí để kích chuột hoặc đi lên đi xuống di chuyển bàn phím. Việc sử dụng Remote tạo điều kiện cho GV gần gũi với SV hơn, không ảnh hưởng đến sức khỏe trong trường hợp lớp đông người phải nói to.
- Đối với các môn xã hội như môn Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, Thuyết minh văn học dùng máy móc là điều cần thiết để cung cấp hình ảnh, âm thanh minh họa sinh động hơn cho bài giảng nhưng do đặc thù của bộ môn là hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng và tính gợi cảm của nó cho nên nếu thiếu đi sự rung cảm, cảm xúc và niềm say mê của GV thì rất khó có một bài giảng thành công. Nếu quá lạm dụng còn làm bài giảng rời rạc, thiếu tính liên kết, làm mất khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương.
Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là quá rõ, vì vậy, nên hoan nghênh những GV có ý thức tìm tòi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên cần phải tâm niệm một điều: máy móc chỉ là phương tiện, nó không thể hỗ trợ hoàn toàn cho người dạy trong quá trình truyền thụ kiến thức, nhất là đối với những môn cần có sự liên kết của mạch cảm xúc tâm hồn. Hiệu quả của bài giảng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người dạy. Sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, cái tâm, sự say mê, tận tụy với nghề nghiệp sẽ là một mạch nối hữu hiệu trong quá trình truyền đạt kiến thức, phát huy vai trò chủ động tích cực của GV và HS. Vì vậy, nên đề cao vai trò của CNTT trong giảng dạy, tích cực học hỏi nhữngcái mới, hiện đại hóa phương pháp dạy học nhưng các GV phải luôn có ý thức không quá ỷ lại vào CNTT, biến giờ giảng kiểu đọc - chép thành giờ giảng theo mô hình nhìn – chép. Sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại cùng với cái tâm và cái tài sẽ giúp người GV thu được hiệu quả cao nhất trong sự nghiệp trồng người của mình.
Nếu như những năm 20 của thế kỷ XX, Thái Lan được đánh giá là một“Công viên vi tính”, Ôxtrâylia được đánh giá là một “Rừng vi tính” thì Việt Nam chỉ được xem là một “Sa mạc về vi tính” mà thôi. Thế nhưng với tốc độ phát triển, lan truyền chóng mặt của KHKT & CN, ngày nay chiếc máy vi tính trở nên phổ biến rộng khắp, nhà nhà có vi tính, người người có vi tính nhưng việc vận dụng nó để học tập và làm việc như thế nào cho có hiệu quả vẫn đang là một vấn đề rất được quan tâm.
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó là một trong những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của cả GV và HS trong qúa trình dạy – học. Bài viết này quan tâm tới việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy một số môn xã hội tại Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
1. Thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường CĐ VHNT & DL Nha Trang
a. Thuận lợi:
- Những năm gần đây, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong số 65 phòng học lý thuyết của trường có 25 phòng được lắp màn hình ti vi 50inch, ngoài ra nhà trường còn chuẩn bị 01 máy chiếu phục vụ cho những phòng không gắn màn hình nếu GV có nhu cầu.
Việc sử dụng màn hình ti vi có rất nhiều cái lợi:
Thứ nhất, GV không phải quả lo lắng đến việc mang vác rất nhiều vật dụng để gắn kết với laptop của mình
Thứ hai, tiết kiệm được thời gian khi lên lớp
Thứ ba, âm thanh, hình ảnh từ màn hình ti vi rất rõ ràng, sắc nét, SV rất dễ nhìn, đọc, học, ghi chép và tiếp thu
- Các Khoa khuyến khích GV sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, ứng dụng CNTT vào các bài giảng khi lên lớp.
Với những tiết học cần minh họa bằng các hình ảnh trực quan thì việc giảng dạy qua giáo án điện tử là phương tiện đắc lực hỗ trợ thêm để giờ dạy thành công.
Hiệu quả của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử giúp cho GV tiết kiệm được thời gian trong việc ghi bảng, nhất là những tiết dạy cần minh họa bằng các bảng biểu so sánh, chứng minh; Hạn chế sự ảnh hưởng của bụi phấn đến sức khỏe của GV và HS; Hơn nữa, những hình ảnh trực quan, sinh động từ giáo án điện tử còn giúp SV tiếp thu bài nhanh hơn, GV có nhiều thời gian để bao quát lớp và tổ chức cho SV thảo luận, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của SV, tránh lối học theo kiểu truyền thống thầy đọc – trò chép một cách thụ động.
- Với những bộ môn xã hội như Cơ sở Văn hóa VN, Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, Thuyết minh văn học… giáo án điện tử sẽ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho GV trong việc biến cái “trăm nghe” thành “một thấy” qua việc cho SV tham khảo các hình ảnh, âm thanh, các video clip ngắn về đất nước, con người Việt Nam, phong tục tập quán mỗi vùng miền…
Với môn Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, SV được trực tiếp xem những hình ảnh minh họa và nghe những âm thanh truyền cảm du dương từ những vần thơ mình vừa phân tích tạo hứng thú và khả năng cảm thụ của các em rất nhiều.
b. Khó khăn:
- Số lượng 25 màn hình trên 65 phòng học là khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế giảng dạy của GV trường CĐ VHNT & DL Nha Trang. Có những GV chuẩn bị bài giảng rất công phu nhưng không được phân lịch dạy ở những phòng có lắp màn hình trong khi một số GV được dạy ở những phòng có gắn màn hình lại không có nhu cầu sử dụng. Cũng có trường hợp một số GV tự đổi phòng cho nhau nhưng việc đổi phòng làm mất thời gian, gây ồn ào, ảnh hưởng đến lớp khác và gây khó khăn đến quá trình theo dõi lịch dạy của Phòng Đào tạo.
- Một số GV không được huấn luyện qua lớp đào tạo soạn giáo án điện tử nên việc sử dụng phông nền, cỡ chữ qua các slide chưa phù hợp, ảnh hưởng đến mắt của SV khi đọc và ghi chép bài. Có những GV lại quá chú tâm vào việc tạo hiệu ứng cho các dòng chữ, phô diễn kỹ năng kỹ xảo về tin học của mình thông qua việc sử dụng các hình động, màu sắc lòe loẹt… làm cho SV mải mê nhìn vào những cái mới lạ của hình thức mà mất tập trung ở phần nội dung bài giảng.
- Một số GV lại không phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép nên trình chiếu cho SV một lượng kiến thức ngồn ngộn lên màn hình, SV mải cắm cúi ghi chép làm mất thời gian, khi GV giảng xong muốn chuyển sang slide khác thì SV phản ứng vì ghi chưa xong nên có những lúc GV phải để thời gian chết chờ SV ghi xong bài.
- Với những môn xã hội, lượng kiến thức lý thuyết nhiều, nội dung liền mạch rất khó để GV cắt thành từng ý nhỏ để chiếu lên màn hình cho SV ghi chép.
2. Giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy
- Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đòi hỏi phải có đầu tư để mua sắm trang thiết bị, các phụ kiện đi kèm, tiêu tốn thời gian vừa mất nhiều công sức của giảng viên. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường chỉ đạo, động viên, tạo mọi điều kiện để giảng viên tích cực nghiên cứu tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng, xu thế tất yếu của CNTT trong dạy học hiện nay; Khuyến khích giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền cho giảng viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT thông qua việc hướng dẫn soạn giáo án Power point, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, cách kết nối và bảo vệ thiết bị, cách thiết kế bài giảng…
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy, từ đó có ý thức chọn lọc, sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phù hợp, tránh lạm dụng quá mức.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ GV. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường, sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân giáo viên thông qua mỗi tiết dạy.
3. Bài học kinh nghiệm từ việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy
- Để có được một bài giảng hoàn chỉnh, GV phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm hình ảnh minh họa có liên quan chặt chẽ đến nội dung bài học, không sử dụng hình ảnh minh họa kiểu “xem cho vui” làm phân tán sự chú ý tập trung của SV vào bài giảng
- Chọn phông nền (Design Templates) phù hợp cho các slide, kiểu chữ, cỡ chữ cũng là một phần quan trọng tạo hiệu quả tốt trong soạn thảo và trình chiếu bài giảng bằng giáo án điện tử
Khi kết nối với màn hình tivi cần có sự điều chỉnh phông chữ cho phù hợp vì đôi lúc màu sắc ở laptop đã đẹp và chuẩn nhưng khi kết nối với tivi lại đậm hơn thông thường làm SV khó nhìn hoặc bị nhức mắt vì màu sắc chưa phù hợp.
- Hạn chế sử dụng các hiệu ứng và các hình ảnh động vì việc sử dụng hình ảnh động sẽ là con dao 2 lưỡi làm phân tán sự tập trung của SV vào bài giảng
- Nếu sử dụng các video clip thì phải cắt chỉnh sao cho mỗi clip có độ dài không quá 3 phút để tránh làm mất nhiều thời gian vào minh họa nội dung
- Cần đảm bảo được tính hệ thống, tính mạch lạc khi thiết kế bài giảng dạng trình chiếu trên Power Point thông qua việc giữ nguyên đề mục khi vẫn đang tiếp tục nội dung đó ở một slide khác. Nếu những bài giảng có nhiều nội dung, nên sử dụng các đường link để giảm bớt chữ trong một slide.
- Không nên quá phụ thuộc vào giáo án điện tử mà phải luôn chuẩn bị sẵn sàng nội dung bài giảng dạng truyền thống trong trường hợp bị mất điện để không phải lúng túng trong việc ghi đề mục hoặc bài giảng lên bảng
- Nên mua Remote điều khiển laptop để hạn chế việc GV phải ngồi lâu ở một vị trí để kích chuột hoặc đi lên đi xuống di chuyển bàn phím. Việc sử dụng Remote tạo điều kiện cho GV gần gũi với SV hơn, không ảnh hưởng đến sức khỏe trong trường hợp lớp đông người phải nói to.
- Đối với các môn xã hội như môn Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, Thuyết minh văn học dùng máy móc là điều cần thiết để cung cấp hình ảnh, âm thanh minh họa sinh động hơn cho bài giảng nhưng do đặc thù của bộ môn là hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng và tính gợi cảm của nó cho nên nếu thiếu đi sự rung cảm, cảm xúc và niềm say mê của GV thì rất khó có một bài giảng thành công. Nếu quá lạm dụng còn làm bài giảng rời rạc, thiếu tính liên kết, làm mất khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương.
Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là quá rõ, vì vậy, nên hoan nghênh những GV có ý thức tìm tòi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên cần phải tâm niệm một điều: máy móc chỉ là phương tiện, nó không thể hỗ trợ hoàn toàn cho người dạy trong quá trình truyền thụ kiến thức, nhất là đối với những môn cần có sự liên kết của mạch cảm xúc tâm hồn. Hiệu quả của bài giảng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người dạy. Sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, cái tâm, sự say mê, tận tụy với nghề nghiệp sẽ là một mạch nối hữu hiệu trong quá trình truyền đạt kiến thức, phát huy vai trò chủ động tích cực của GV và HS. Vì vậy, nên đề cao vai trò của CNTT trong giảng dạy, tích cực học hỏi nhữngcái mới, hiện đại hóa phương pháp dạy học nhưng các GV phải luôn có ý thức không quá ỷ lại vào CNTT, biến giờ giảng kiểu đọc - chép thành giờ giảng theo mô hình nhìn – chép. Sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại cùng với cái tâm và cái tài sẽ giúp người GV thu được hiệu quả cao nhất trong sự nghiệp trồng người của mình.