Cảnh chèo kéo làm phiền lòng du khách.
Ngày 11/11 vừa qua, vị khách quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2005 đã đặt chân đến VN. Như vậy, mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay chắc chắn đạt và rất có thể vượt (đến 3,5 triệu). Tuy nhiên, có đến 70-80% du khách quốc tế không quay trở lại VN lần thứ hai. Vì sao?
Tổ chức Tour không trung thực
Nhiều du khách và ngay cả những hãng lữ hành có tên tuổi đang “kêu trời” về tình trạng hàng loạt công ty lữ hành không phép, hoạt động chui... đã dẫn đến chất lượng tour bị giảm sút.
Hiện nay, trong Luật Du lịch, các quy định xử phạt công ty du lịch về hành vi kinh doanh lữ hành cắt xén hoặc thay đổi hành trình du lịch, phương tiện du lịch và các chế độ phục vụ trái với hợp đồng đã ký còn quá nhẹ.
Nhiều công ty thường xuyên dùng chiêu quảng cáo ở khách sạn 3 sao nhưng đưa khách đến 1 sao, 2 sao...
Trong đơn khiếu nại, một người dân ở Q.1 - TPHCM, phản ánh: Gia đình ông đăng ký đi tour Cà Ná - Vĩnh Hảo - Cù lao Câu thời gian 2 ngày 1 đêm với công ty Du lịch S.N. Trong “chào tour”, khách được tắm biển Cà Ná, tham quan Cù lao Câu, tắm bùn khoáng và tham quan suối Vĩnh Hảo... Thế nhưng hướng dẫn viên đã tự ý thay đổi chương trình tham quan Cù lao Câu bằng tham quan vịnh Vĩnh Hy, cắt hẳn chương trình tham quan suối Vĩnh Hảo, không cho tắm bùn khoáng...
Khách thắc mắc thì hướng dẫn viên trả lời: “Phải rút ngắn chương trình tham quan để các bác có thời gian đi mua sắm!”. Cả đoàn ai cũng bực mình, cảm giác như mình bị lừa.
Một số công ty bán tour 5 ngày 4 đêm nhưng khởi hành vào buổi chiều ngày đầu và đi về vào sáng sớm của ngày cuối nên thực chất chương trình tham quan chỉ có 3 ngày... như vậy thực chất là "chặt chém" giá tour.
Một quan chức Tổng cục Du lịch thừa nhận một hiện tượng khác phổ biến hiện nay đó là cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, cũng liên quan đến các doanh nghiệp đó là dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.
Nhiều nơi, do hiện tượng nâng giá, ép khách du lịch đã bị khách du lịch quay lưng. Đấy là chưa nói đến chuyện các công ty du lịch chưa biết cách bảo vệ khách trước đội quân đeo bám bán hàng rong lừa đảo.
Lễ nhiều, hội ít
Nhắc đến Malaysia là người ta nhớ đến lễ hội "Sắc màu Malaysia", Thái Lan là lễ hội "Tạt nước", Indonesia là những lễ hội dân gian ở đảo Bali xinh đẹp... Nhắc đến Việt Nam, gần như du khách nước ngoài không ai nhớ được cụ thể lễ hội đặc sắc nào.
Khoảng 6 năm nay, kể từ khi Tổng cục Du lịch phát động chương trình hành động quốc gia về du lịch, mỗi năm cả nước diễn ra trên 300 lễ hội lớn nhỏ, (riêng tháng 2 có đến 120 lễ hội). Thế nhưng ngay cả những lễ hội lớn như Nha Trang Festival biển, Festival Tây Nguyên, Giỗ tổ Hùng Vương, Liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng, Hạ Long, Trái cây Nam Bộ... cũng chưa gây được ấn tượng đặc sắc. Điều này thể hiện qua doanh thu cũng như lượng khách nước ngoài đăng ký tour ở các công ty du lịch còn hạn chế.
Lý giải nguyên nhân, nhiều du khách cho rằng: "Các chương trình lễ hội hiện nay chưa đúng nghĩa lễ hội thật sự, "lễ" thì nhiều mà "hội" chẳng bao nhiêu nên chưa cuốn hút được du khách nước ngoài".
Một người khác thẳng thắn: "Tôi khẳng định chưa có lễ hội nào thật sự mang lại hiệu quả cho ngành du lịch, nó chỉ mới dừng lại ở tầm phục vụ người dân địa phương. Lễ hội cứ diễn ra một cách manh mún, hết nơi này làm đến nơi kia làm, chưa có sự tập trung phối hợp để nâng cao quy mô. Tất cả đều chưa thể hiện tính chuyên nghiệp...”.
Cách mà Malaysia, Indonesia, Thái Lan... tổ chức lễ hội rất bài bản, chương trình được gửi cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành các nước từ đầu năm. Gần đến lễ hội, họ gọi điện thoại đến từng công ty "nhắc nhở" đưa các chương trình lễ hội vào tour... Những điều này rất đáng để ngành du lịch nước ta tham khảo.
Hướng dẫn viên “chui”
Ngay sau khi VN miễn thị thực nhập cảnh, lượng khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đổ vào VN tăng đáng kể. Trong khi đó, số lượng hướng dẫn viên (HDV) có thẻ hướng dẫn tiếng Hàn, Nhật hay Trung lại vẫn quá hiếm.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Tổng cục chỉ cấp không quá 30 thẻ cho HDV tiếng Hàn, trong khi khách Hàn lại chủ yếu dùng bản ngữ. Tương tự, chỉ có 17% HDV du lịch biết tiếng Trung, trong khi lượng du khách đến từ Trung Quốc đang chiếm 27% thị phần du lịch.
Thực tế đó dẫn đến kiểu làm HDV mới gọi là “sitting guide”, được định nghĩa là HDV người Việt có thẻ hướng dẫn tiếng Anh, được các công ty lữ hành thuê để đi cùng tour với khách Hàn (hay Nhật, Trung) và HDV của họ.
Nhiệm vụ của HDV người Việt đơn giản chỉ ngồi một chỗ, không mở miệng, không mua bán. Đến lúc bị kiểm tra, HDV Việt xuất trình thẻ ra là xong. Trung bình HDV Việt nhận 250.000 đồng/ngày, còn lại mọi khoản từ thù lao chính đến phụ phí HDV ngoại làm tất.
Việc bán danh (cho thuê thẻ) nhằm giúp các công ty lữ hành lách luật (Ví dụ: Phải có thẻ HDV tiếng Hàn mới được hướng dẫn đoàn khách Hàn Quốc), đang tạo nên bầu không khí thiếu lành mạnh trong ngành du lịch VN. Điều đáng nói là lẽ ra HDV Việt đóng vai trò chủ đạo và HDV ngoại chỉ là phiên dịch thì ở đây HDV nội lại trở thành người đóng thế bất đắc dĩ.
Một quan chức Tổng cục nói: “Đáng tiếc là chúng ta thực hiện miễn visa cho họ trong khi lại chưa chuẩn bị thật tốt điều kiện trong nước”. Trong cuộc làm việc gần đây cùng Tổng cục Du lịch, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị cấp giấy phép tạm thời cho HDV Hàn Quốc để họ có thể hoạt động du lịch tại VN.
Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch VN khẳng định: Chỉ khi nào một doanh nghiệp Hàn Quốc liên doanh với đơn vị du lịch trong nước thì đội ngũ HDV mới có thể hoạt động danh chính ngôn thuận. Hiện về nguyên tắc HDV Hàn Quốc chỉ đóng vai trò phiên dịch giữa HDV VN và du khách mà thôi.
Bên cạnh vấn đề ngoại ngữ, thì trình độ văn hoá của các HDV du lịch cũng còn yếu. Hiện nay, các điểm du lịch của VN đều gắn với văn hoá dân tộc. Nhưng HDV mới chỉ hoàn thành tốt việc chọn điểm du lịch, khách sạn, giới thiệu món ăn…mà chưa giới thiệu được nét văn hoá độc đáo của các miền. Một nhân viên Cty XNK Du lịch Hồ Gươm đúc rút: “Các HDV du lịch hiện nay nhìn chung rất năng động nhưng hạn chế lớn nhất của họ chính là thiếu kiến thức văn hoá, lịch sử”...
VN được các chuyên gia du lịch thế giới đánh giá có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn đứng hàng thứ 4 thế giới vào năm 2010. Để đạt được điều này, theo các chuyên gia du lịch, Tổng cục Du lịch còn phải làm rất nhiều việc, trong đó riêng với các lễ hội, phải đầu tư trọng tâm nhằm mục tiêu thu hút du khách nước ngoài chứ không nên dàn trải như hiện nay.
Chương trình lễ hội trong năm cần được lên kế hoạch và tiến hành quảng bá rộng rãi cho khách du lịch nước ngoài biết từ đầu năm thông qua website, báo chí... Du khách nước ngoài rất kỹ tính, họ luôn có kế hoạch trong năm rõ ràng là đến đâu, làm gì và xem gì.
Ngày 11/11 vừa qua, vị khách quốc tế thứ 3 triệu trong năm 2005 đã đặt chân đến VN. Như vậy, mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay chắc chắn đạt và rất có thể vượt (đến 3,5 triệu). Tuy nhiên, có đến 70-80% du khách quốc tế không quay trở lại VN lần thứ hai. Vì sao?
Tổ chức Tour không trung thực
Nhiều du khách và ngay cả những hãng lữ hành có tên tuổi đang “kêu trời” về tình trạng hàng loạt công ty lữ hành không phép, hoạt động chui... đã dẫn đến chất lượng tour bị giảm sút.
Hiện nay, trong Luật Du lịch, các quy định xử phạt công ty du lịch về hành vi kinh doanh lữ hành cắt xén hoặc thay đổi hành trình du lịch, phương tiện du lịch và các chế độ phục vụ trái với hợp đồng đã ký còn quá nhẹ.
Nhiều công ty thường xuyên dùng chiêu quảng cáo ở khách sạn 3 sao nhưng đưa khách đến 1 sao, 2 sao...
Trong đơn khiếu nại, một người dân ở Q.1 - TPHCM, phản ánh: Gia đình ông đăng ký đi tour Cà Ná - Vĩnh Hảo - Cù lao Câu thời gian 2 ngày 1 đêm với công ty Du lịch S.N. Trong “chào tour”, khách được tắm biển Cà Ná, tham quan Cù lao Câu, tắm bùn khoáng và tham quan suối Vĩnh Hảo... Thế nhưng hướng dẫn viên đã tự ý thay đổi chương trình tham quan Cù lao Câu bằng tham quan vịnh Vĩnh Hy, cắt hẳn chương trình tham quan suối Vĩnh Hảo, không cho tắm bùn khoáng...
Khách thắc mắc thì hướng dẫn viên trả lời: “Phải rút ngắn chương trình tham quan để các bác có thời gian đi mua sắm!”. Cả đoàn ai cũng bực mình, cảm giác như mình bị lừa.
Một số công ty bán tour 5 ngày 4 đêm nhưng khởi hành vào buổi chiều ngày đầu và đi về vào sáng sớm của ngày cuối nên thực chất chương trình tham quan chỉ có 3 ngày... như vậy thực chất là "chặt chém" giá tour.
Một quan chức Tổng cục Du lịch thừa nhận một hiện tượng khác phổ biến hiện nay đó là cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, cũng liên quan đến các doanh nghiệp đó là dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.
Nhiều nơi, do hiện tượng nâng giá, ép khách du lịch đã bị khách du lịch quay lưng. Đấy là chưa nói đến chuyện các công ty du lịch chưa biết cách bảo vệ khách trước đội quân đeo bám bán hàng rong lừa đảo.
Lễ nhiều, hội ít
Nhắc đến Malaysia là người ta nhớ đến lễ hội "Sắc màu Malaysia", Thái Lan là lễ hội "Tạt nước", Indonesia là những lễ hội dân gian ở đảo Bali xinh đẹp... Nhắc đến Việt Nam, gần như du khách nước ngoài không ai nhớ được cụ thể lễ hội đặc sắc nào.
Khoảng 6 năm nay, kể từ khi Tổng cục Du lịch phát động chương trình hành động quốc gia về du lịch, mỗi năm cả nước diễn ra trên 300 lễ hội lớn nhỏ, (riêng tháng 2 có đến 120 lễ hội). Thế nhưng ngay cả những lễ hội lớn như Nha Trang Festival biển, Festival Tây Nguyên, Giỗ tổ Hùng Vương, Liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng, Hạ Long, Trái cây Nam Bộ... cũng chưa gây được ấn tượng đặc sắc. Điều này thể hiện qua doanh thu cũng như lượng khách nước ngoài đăng ký tour ở các công ty du lịch còn hạn chế.
Lý giải nguyên nhân, nhiều du khách cho rằng: "Các chương trình lễ hội hiện nay chưa đúng nghĩa lễ hội thật sự, "lễ" thì nhiều mà "hội" chẳng bao nhiêu nên chưa cuốn hút được du khách nước ngoài".
Một người khác thẳng thắn: "Tôi khẳng định chưa có lễ hội nào thật sự mang lại hiệu quả cho ngành du lịch, nó chỉ mới dừng lại ở tầm phục vụ người dân địa phương. Lễ hội cứ diễn ra một cách manh mún, hết nơi này làm đến nơi kia làm, chưa có sự tập trung phối hợp để nâng cao quy mô. Tất cả đều chưa thể hiện tính chuyên nghiệp...”.
Cách mà Malaysia, Indonesia, Thái Lan... tổ chức lễ hội rất bài bản, chương trình được gửi cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành các nước từ đầu năm. Gần đến lễ hội, họ gọi điện thoại đến từng công ty "nhắc nhở" đưa các chương trình lễ hội vào tour... Những điều này rất đáng để ngành du lịch nước ta tham khảo.
Hướng dẫn viên “chui”
Ngay sau khi VN miễn thị thực nhập cảnh, lượng khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đổ vào VN tăng đáng kể. Trong khi đó, số lượng hướng dẫn viên (HDV) có thẻ hướng dẫn tiếng Hàn, Nhật hay Trung lại vẫn quá hiếm.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Tổng cục chỉ cấp không quá 30 thẻ cho HDV tiếng Hàn, trong khi khách Hàn lại chủ yếu dùng bản ngữ. Tương tự, chỉ có 17% HDV du lịch biết tiếng Trung, trong khi lượng du khách đến từ Trung Quốc đang chiếm 27% thị phần du lịch.
Thực tế đó dẫn đến kiểu làm HDV mới gọi là “sitting guide”, được định nghĩa là HDV người Việt có thẻ hướng dẫn tiếng Anh, được các công ty lữ hành thuê để đi cùng tour với khách Hàn (hay Nhật, Trung) và HDV của họ.
Nhiệm vụ của HDV người Việt đơn giản chỉ ngồi một chỗ, không mở miệng, không mua bán. Đến lúc bị kiểm tra, HDV Việt xuất trình thẻ ra là xong. Trung bình HDV Việt nhận 250.000 đồng/ngày, còn lại mọi khoản từ thù lao chính đến phụ phí HDV ngoại làm tất.
Việc bán danh (cho thuê thẻ) nhằm giúp các công ty lữ hành lách luật (Ví dụ: Phải có thẻ HDV tiếng Hàn mới được hướng dẫn đoàn khách Hàn Quốc), đang tạo nên bầu không khí thiếu lành mạnh trong ngành du lịch VN. Điều đáng nói là lẽ ra HDV Việt đóng vai trò chủ đạo và HDV ngoại chỉ là phiên dịch thì ở đây HDV nội lại trở thành người đóng thế bất đắc dĩ.
Một quan chức Tổng cục nói: “Đáng tiếc là chúng ta thực hiện miễn visa cho họ trong khi lại chưa chuẩn bị thật tốt điều kiện trong nước”. Trong cuộc làm việc gần đây cùng Tổng cục Du lịch, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị cấp giấy phép tạm thời cho HDV Hàn Quốc để họ có thể hoạt động du lịch tại VN.
Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch VN khẳng định: Chỉ khi nào một doanh nghiệp Hàn Quốc liên doanh với đơn vị du lịch trong nước thì đội ngũ HDV mới có thể hoạt động danh chính ngôn thuận. Hiện về nguyên tắc HDV Hàn Quốc chỉ đóng vai trò phiên dịch giữa HDV VN và du khách mà thôi.
Bên cạnh vấn đề ngoại ngữ, thì trình độ văn hoá của các HDV du lịch cũng còn yếu. Hiện nay, các điểm du lịch của VN đều gắn với văn hoá dân tộc. Nhưng HDV mới chỉ hoàn thành tốt việc chọn điểm du lịch, khách sạn, giới thiệu món ăn…mà chưa giới thiệu được nét văn hoá độc đáo của các miền. Một nhân viên Cty XNK Du lịch Hồ Gươm đúc rút: “Các HDV du lịch hiện nay nhìn chung rất năng động nhưng hạn chế lớn nhất của họ chính là thiếu kiến thức văn hoá, lịch sử”...
VN được các chuyên gia du lịch thế giới đánh giá có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn đứng hàng thứ 4 thế giới vào năm 2010. Để đạt được điều này, theo các chuyên gia du lịch, Tổng cục Du lịch còn phải làm rất nhiều việc, trong đó riêng với các lễ hội, phải đầu tư trọng tâm nhằm mục tiêu thu hút du khách nước ngoài chứ không nên dàn trải như hiện nay.
Chương trình lễ hội trong năm cần được lên kế hoạch và tiến hành quảng bá rộng rãi cho khách du lịch nước ngoài biết từ đầu năm thông qua website, báo chí... Du khách nước ngoài rất kỹ tính, họ luôn có kế hoạch trong năm rõ ràng là đến đâu, làm gì và xem gì.
sưu tầm.