DIỄN ĐÀN svCDK NHA TRANG
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Sinh Viên CD VHNT & DL Nha Trang
Bạn cần đăng kí để truy cập vào diễn đàn
sẽ không mất 10s để tạo 1 account cho bạn...chúc các bạn có giây phút online thử giản và bổ ích
DIỄN ĐÀN svCDK NHA TRANG
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Sinh Viên CD VHNT & DL Nha Trang
Bạn cần đăng kí để truy cập vào diễn đàn
sẽ không mất 10s để tạo 1 account cho bạn...chúc các bạn có giây phút online thử giản và bổ ích
NoteĐóng lại
Lên đầu trang

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Thu Dec 22, 2011 1:20 pm
#1
Earth
Earth
Cấp bậc: Admin
Status:
https://svcdk.forumvi.com
Tài liệu thuyết minh: Du lịch Lai Châu Lai-chau-300x200
I- Tự nhiên – Xã hội
Tự nhiên
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và có chung đường biên giới là 273 km. Phía Tây và Tây nam giáp Điện Biên, Sơn La. Phía Đông giáp Lào Cai. Phía Nam, Đông nam giáp Sơn La và Yên Bái.
Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu, cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía Đông nam.
- Diện tích tự nhiên của Lai Châu: 9.071 km2,
- Lai Châu gồm nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, song chủ yếu là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới núi cao chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiệt độ cao, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Mùa khô nhiệt độ thấp kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình năm 220C, 61% và 1.500 – 2.750 mm.
Là một tỉnh biên giới vùng đầu nguồn sông Đà Lai Châu có vị trí quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng, bảo vệ phòng hộ rừng đầu nguồn điều tiết nguồn nước phục vụ cho các công trình thuỷ điện quốc gia và vùng đồng bằng châu thổ sông hồng về phát triển kinh tế.
Xã hội
Tính đến ngày 31/12/200 Lai Châu có 323.665 người, tỷ lệ tăng dân số 2,35% năm; mật độ dân số 36 người/km2; dân số khu vực thành thị chiếm 8,2%, nông thôn chiếm 91,8%; gồm 20 dân tộc (Thái: 33,5%, Mông: 23,6%, Dao:14,4%, Kinh: 11,2%, Hà Nhì: 5,6% còn lại là các dân tộc khác), trong đó 2 dân tộc chỉ ở Lai Châu (dân tộc Mảng và La Hủ).
- Các dân tộc tỉnh Lai Châu có truyền thống đoàn kết và đấu tranh cách mạng, đời sống của đại bộ phận nhân dân nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, thu nhập chính phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp.
- Tính đến năm 2004 người trong độ tuổi lao động của Lai Châu khoảng 160.420 chiếm 50,13% dân số, trong đó: 128.200 người có khả năng lao động chiếm 92% người trong độ tuổi lao động, số lao động qua đào tạo là 11.660 người chiếm 11% trong tổng số người có khả năng lao động; chất lượng và năng suất lao động còn ở mức rất thấp.
- Lai Châu có 6 đơn vị hành chính (thị xã Lai Châu và 5 huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên); với 89 xã phưường, thị trấn.
II-DU LỊCH
Quan điểm và mục tiêu
1. Quan điểm
Trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp các ngành, các thành phần kinh tế; tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài ư*u tiên đầu tư* cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. – Phát triển du lịch tại địa phương đặt trong mối quan hệ t*ương tác của sự phát triển du lịch trong khu vực, toàn quốc và trên thế giới. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Mục tiêu
Tốc độ tăng trưởng DL bình quân hàng năm đạt từ 15 – 20 %.
Doanh thu đạt 30,5 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 45 tỷ đồng năm 2010.
Khách du lịch đến với Lai Châu năm 2006 đạt: 47.057 lượt, tăng lên 8.000 lượt năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 4.243 lượt năm 2006, tăng lên 10.000 lượt người năm 2010.
3. Điều kiện tự nhiên
Lai Châu là tỉnh miền núi cao, với diện tích tự nhiên rộng lớn, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối, thác nghềnh… rất có sức hấp dẫn với du khách
Lai châu có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, là nơi sinh sống của 20 dân tộc mang nhiều bản sắc văn hoá khác nhau, trong đó có nhiều bản làng dân tộc với phong tục tập quán còn nguyên sơ và chỉ riêng có đối với Lai Châu. Đây là tài nguyên du lịch nhân văn quý báu.
Với vị trí địa lý quan trọng và hệ thống quốc lộ với nhiều tuyến nối liền với các địa phương trong nước, đặc biệt giữ được vị trí là cầu nối giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng Điện Biên Phủ và Sa Pa; là mắt xích quan trọng trên toàn tuyến của dự án phát triển “Hành lang quốc tế”, từ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Lạng Sơn – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc).
Lai Châu có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng tiếp giáp với Trung Quốc, có Khu kinh tế cửa khẩu hoành tráng được khai trương ngày 01/12/2005,… tạo nên khả năng đón khách trong tương lai rất lớn, khi hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng tiếp tục được kêu gọi đầu tư và nâng cấp…

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất