“Quan ngại! Giả sử có cái xe của ông chồng để ở nhà, thay vì leo lên xe phóng đi (và có khả năng bị nộp phạt), lại phải gọi một cái xe ôm hoặc taxi mà đi à? Đằng nào thì người dân cũng phải đi.”.
Không sang tên đổi chủ bị phạt tới 10 triệu đồng. Em lo quá các cụ ơi ???”, “Cụ nào giỏi về luật tư vấn cháu phát. "Phạt nặng xe không sang tên đổi chủ", “Em đang làm nghề lái xe thuê cho công ty dịch vụ tư nhân, quy định thế này thì bỏ nghề à?...
Cư dân mạng "nháo nhào" với quy định xử phạt xe không chính chủ.
Hàng trăm câu hỏi cũng như bình luận dồn dập xuất hiện trên hầu hết các diễn đàn cũng như mạng xã hội xung quanh quy định của Công an Thành phố Hà Nội.
Nhiều giả thiết được đặt ra và hầu hết các cư dân mạng đều “choáng” cũng như lo lắng trước quy định này bởi trên thực tế việc lưu hành xe không phải của mình như đi mượn của bạn, của người thân hay đi xe của công ty là rất thường xuyên.
Bên cạnh đó, phần lớn ý kiến xuất hiện trên mạng đều nhận định mức phạt là quá cao so với mức thu nhập trung bình và tình hình kinh tế hiện nay.
Cũng không ít người nháo nhào đi tìm hiểu thủ tục sang tên đổi chủ để tránh bị phạt. Công an Thành phố Hà Nội bắt đầu tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, bắt đầu từ ngày 10/11/2012.
Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe. Mức phạt này tăng gấp 6 lần so với trước.
Theo quy định, các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.
Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
Đối với những chủ phương tiện lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện.
Nói về nghị định này với phóng viên Dân trí, ông Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội - từ khi Nghị định 71 được ban hành, cách đây hơn 1 tháng, Phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm.
Cán bộ chiến sĩ đã được tập huấn để nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông.
Không sang tên đổi chủ bị phạt tới 10 triệu đồng. Em lo quá các cụ ơi ???”, “Cụ nào giỏi về luật tư vấn cháu phát. "Phạt nặng xe không sang tên đổi chủ", “Em đang làm nghề lái xe thuê cho công ty dịch vụ tư nhân, quy định thế này thì bỏ nghề à?...
Cư dân mạng "nháo nhào" với quy định xử phạt xe không chính chủ.
Hàng trăm câu hỏi cũng như bình luận dồn dập xuất hiện trên hầu hết các diễn đàn cũng như mạng xã hội xung quanh quy định của Công an Thành phố Hà Nội.
Nhiều giả thiết được đặt ra và hầu hết các cư dân mạng đều “choáng” cũng như lo lắng trước quy định này bởi trên thực tế việc lưu hành xe không phải của mình như đi mượn của bạn, của người thân hay đi xe của công ty là rất thường xuyên.
Bên cạnh đó, phần lớn ý kiến xuất hiện trên mạng đều nhận định mức phạt là quá cao so với mức thu nhập trung bình và tình hình kinh tế hiện nay.
Cũng không ít người nháo nhào đi tìm hiểu thủ tục sang tên đổi chủ để tránh bị phạt. Công an Thành phố Hà Nội bắt đầu tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, bắt đầu từ ngày 10/11/2012.
Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe. Mức phạt này tăng gấp 6 lần so với trước.
Theo quy định, các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.
Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
Đối với những chủ phương tiện lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện.
Nói về nghị định này với phóng viên Dân trí, ông Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội - từ khi Nghị định 71 được ban hành, cách đây hơn 1 tháng, Phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm.
Cán bộ chiến sĩ đã được tập huấn để nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông.