I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Khánh Hoà nằm ở tọa độ địa lý 12058'28" vĩ độ Bắc; 109023'24" độ kinh Ðông cách Thủ đô Hà Nội 1280 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.197 km2, chiếm 1,58% diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng nằm trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 1A, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn là sông Cái Ninh Hoà, dài 52,8 km, lưu vực 830 km3; sông Cái Nha Trang dài 83 km, lưu vực 1.843 km3.
Ðịa hình: Vùng núi chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 24,22%; vùng đồng bằng chiếm 12,78%. Ðiểm cao nhất cao trên 1.000 m; điểm thấp nhất cao dưới 100 m; độ cao trung bình là 250 m so với mặt nước biển.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000 - 2000 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 340C, thấp nhất 220C. Hàng năm, có 7 tháng nhiệt độ trung bình 26,70C, tháng lạnh nhất là tháng 1 tháng 2; hiện tượng sương muối ít xảy ra.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 01/4/1999, tỉnh Khánh Hoà có 1.031.390 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2002 là 519.000 người, chiếm 50,71% dân số, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 4,7%.
Trên địa bàn tỉnh có 32 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 983.590 người, chiếm 95,36%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Rag Lai có 35.069 người, chiếm 3,4%; dân tộc Hoa có 3.731 người, chiếm 0,36%; dân tộc Cơ Ho có 3.506 người, chiếm 0,32%; dân tộc Ê Ðê có 2.563 người, chiếm 0,25%; dân tộc Tày chiếm 0,12%; dân tộc khác chiếm 0,15%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị xã, thành phố chiếm 100%, với 139 xã, phường; trong đó số xã miền núi là 49 xã, chiếm 35,25%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 89%; số học sinh phổ thông năm học 2001 - 2002 là 242.578 người, trong đó số học sinh dân tộc chiếm 8,09%; số giáo viên toàn tỉnh là 8.681 người, trong đó giáo viên dân tộc thiểu số là 150 người, chiếm 1,73%; số thầy thuốc có 1.113 người, bình quân có 10 y bác sỹ trên 1 vạn dân, trong đó y bác sỹ dân tộc thiểu số là 10 người, chiếm 0,9%.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Khánh Hoà có 519.745 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 81.813 ha, chiếm 15,74%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 180.740 ha, chiếm 34,77%; diện tích đất chuyên dùng là 80.793 ha, chiếm 15,54%; diện tích đất ở là 5.427 ha, chiếm 1,04%; diện tích chưa sử dụng và sông suối đá là 170.972 ha, chiếm 32,88%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.403 ha, chiếm 65,27%; riêng đất trồng lúa chiếm 18,08% gieo trồng 2 vụ lúa; diện tích đất trồng cây lâu năm là 8.216 ha, chiếm 10,04%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.918 ha, chiếm 6,01%.
Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 143.892 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 387 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 8.864 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Ðến năm 2002, tỉnh Khánh Hoà có 183.194 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 159.595 ha, rừng trồng 23.599 ha.
3.3. Tài nguyên biển
Tỉnh có 385 km bờ biển. Tổng sản lượng hải sản 83.000 tấn, trong đó khai thác 63.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là nguyên vật liệu xây dựng, cát trắng trữ lượng 140 triệu tấn, cao lanh 70.000 tấn, đá granite 10 tỷ m3. Tài nguyên du lịch: Phong phú đẹp nhất miền Trung.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; dường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số lượng bưu cục và dịch vụ toàn tỉnh là 198 đơn vị; tổng số máy điện thoại là 71.000 cái, số máy fax 500 cái, trong đó vùng dân tộc và miền núi chiếm 1,34%.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Hiện 100% số xã trong tỉnh có mạng lưới điện quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện chiếm 65%.
4.4. Hệ thống nước sinh hoạt: Tỷ lệ số dân ở thành thị được dùng nước sạch đạt 90%, tỷ lệ số dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch chiếm 58%.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP là 10,5%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 600.000 người/ tháng.
Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế:
+ Công nghiệp - XDCB: 39,22%.
+ Nông - lâm - nghiệp: 21,51%.
+ Thương mại - dịch vụ: 39,27%.
Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh còn 8%.
Tỷ lệ huy động trẻ em đến tuổi đi học đạt 98,3%.
Một số sản phẩm chủ yếu: Trong công nghiệp: Xi măng 75.000 tấn; đá chẻ 7.500.000 viên; thuốc lá 410 triệu bao; trong nông nghiệp 178.000 tấn lương thực.
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Huyện Khánh Vĩnh:
- Khu vực I (MN): Thị trấn Khánh Vĩnh.
- Khu vực II (MN): Xã Khánh Ðông, Khánh Trung, Sông Cầu; (VC): Xã Khánh Bình, Khánh Nam.
- Khu vực III (VC): Xã Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Hiệp, Liên Sang, Giang Ly, Sơn Thái, Cầu Bà.
Huyện Khánh Sơn:
- Khu vực II (MN): Xã Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp; (VC): Xã Sơn Trung.
- Khu vực III (VC): Xã Thành Sơn, Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Hiệp, xã Ba Cụm Nam.
Huyện Cam Ranh:
- Khu vực II (MN): Xã Cam Thịnh Tây, Cam Hiệp Ðức, Cam Phước Tây, Cam Thành Nam, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Lập, Cam Hải Ðông, Cam Bình.
- Khu vực III (VC): Xã Sơn Tân.
Huyện Diên Khánh:
- Khu vực II (MN): Xã Diên Tân, Suối Tân.
- Khu vực III (MN): Xã Suối Cát; (VC): Xã Suối Tiên.
Huyện Vạn Ninh:
- Khu vực II (MN): Xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thạnh; (VC): Xã Vạn Phúc, Vạn Lương, Vạn Khánh, Vạn Bình.
- Khu vực III (MN): Xã Xuân Sơn.
Huyện Ninh Hoà:
Khu vực II (MN): Xã Ninh Tây, Ninh Tân, Ninh Vân, Ninh Thượng.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
- Huyện Khánh Vinh: Xã ÐBKK: Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Hiệp, Liên Sang, Giang Ly, Sơn Thái, Cầu Bà.
- Huyện Khánh Sơn: Xã ÐBKK: Thành Sơn, Lâm Sơn, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Ba Cụm Nam.
- Huyện Cam Ranh: Xã ÐBKK: Sơn Tân.
3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo
a. Tình hình tôn giáo: Ðã phát triển và có xu hướng tăng trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt là đạo Tin Lành. Hiện Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng xuống cơ sở để vận động đồng bào bỏ đạo, cũng như ngăn chặn việc truyền đạo trái phép của một số tổ chức.
b. Tình hình hạn hán, lũ lụt: Hạn hán, lũ lụt ít xẩy ra do điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi hơn các tỉnh vùng Duyên hải miền trung.
c. Tỷ lệ đói nghèo: Toàn tỉnh hiện còn trên 8% số hộ đói nghèo, trong đó tỷ lệ đói nghèo ở các xã thuộc Chương trình 135 còn rất cao khoảng 71%.
III. TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 -2010
1. Quan điểm phát triển
Tiếp tục khơi dạy và phát huy tối đa nguồn lực trong tỉnh, gắn với việc thu hút tối đa nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển. Gắn nền sản xuất hàng hoá của tỉnh với thị trường trong nước, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, lấy xuất khẩu thuỷ sản làm trọng tâm nhằm phát huy và sử dụng mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài. Tận dụng những cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng các hình thức thu hút nguồn lực từ bên ngoài kể cả hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả từng ngành, từng vùng lãnh thổ trong tỉnh. Kế thừa và phát huy có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng, phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Khánh Hoà trong mối quan hệ với cả nước, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, các đô thị của địa bàn trọng điểm và các khu công nghiệp lớn, nhất là cho phát triển quốc lộ 1, nhằm thu hút đầu tư và công nghệ mới cho phát triển công nghiệp và dịch vụ - du lịch.
Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội. Ổn định một bước đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, bằng nhiều vốn, tạo ra được 12 đến 14 vạn chỗ làm, giảm tỷ lệ nghèo đói.
Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh chính trị và ổn định xã hội. Có biện pháp tích cực để ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự, kỷ cương xã hội; đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với mọi tình huống xấu có thể xẩy ra.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 9 - 10% trong suốt giai đoạn 2001 - 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành:
2001 - 2005
2006 - 2010
Nông - lâm nghiệp (%)
3,5 - 4,0
3,0 - 4,0
Công nghiệp - xây dựng cơ bản (%)
13,5 - 14,5
11,0 - 12,0
Thương mại - dịch vụ (%)
10,0 - 11,0
9,0 - 10,0
- GDP bình quân đầu người năm 2005 là 585 USD và năm 2010 là 1.050 USD.
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt 210 nghìn tấn và đến năm 2010 là 200 nghìn tấn.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 700 - 800 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.200 - 1.300 triệu USD.
- Tỷ lệ tích luỹ từ GDP từ 4 - 5%
- Cơ cấu kinh tế các ngành: Nông - lâm nghiệp là 14%; công nghiệp - xây dựng cơ bản là 47%; thương mại - dịch vụ là 39%.
(nguồn cema.gov)
Diện tích tự nhiên: 5.197 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên của hơn 200 đảo, quần đảo: trên 600 km2.
Dân số: 1.096.617 người, trong đó:
Thành thị: 434.261người
Nông thôn: 662.356 người
Mật độ dân số : 212 người/ km2 (Số liệu năm 2003)
Dân tộc: 32 dân tộc chung sống tại Khánh Hòa, trong đó Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Raglay 3,4%; dân tộc Hoa 0,86%; dân tộc Cơ ho 0,34%, Ê Đê 0,25%.
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Khánh Hoà nằm ở tọa độ địa lý 12058'28" vĩ độ Bắc; 109023'24" độ kinh Ðông cách Thủ đô Hà Nội 1280 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.197 km2, chiếm 1,58% diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng nằm trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 1A, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn là sông Cái Ninh Hoà, dài 52,8 km, lưu vực 830 km3; sông Cái Nha Trang dài 83 km, lưu vực 1.843 km3.
Ðịa hình: Vùng núi chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 24,22%; vùng đồng bằng chiếm 12,78%. Ðiểm cao nhất cao trên 1.000 m; điểm thấp nhất cao dưới 100 m; độ cao trung bình là 250 m so với mặt nước biển.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000 - 2000 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 340C, thấp nhất 220C. Hàng năm, có 7 tháng nhiệt độ trung bình 26,70C, tháng lạnh nhất là tháng 1 tháng 2; hiện tượng sương muối ít xảy ra.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 01/4/1999, tỉnh Khánh Hoà có 1.031.390 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2002 là 519.000 người, chiếm 50,71% dân số, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 4,7%.
Trên địa bàn tỉnh có 32 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 983.590 người, chiếm 95,36%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Rag Lai có 35.069 người, chiếm 3,4%; dân tộc Hoa có 3.731 người, chiếm 0,36%; dân tộc Cơ Ho có 3.506 người, chiếm 0,32%; dân tộc Ê Ðê có 2.563 người, chiếm 0,25%; dân tộc Tày chiếm 0,12%; dân tộc khác chiếm 0,15%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị xã, thành phố chiếm 100%, với 139 xã, phường; trong đó số xã miền núi là 49 xã, chiếm 35,25%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 89%; số học sinh phổ thông năm học 2001 - 2002 là 242.578 người, trong đó số học sinh dân tộc chiếm 8,09%; số giáo viên toàn tỉnh là 8.681 người, trong đó giáo viên dân tộc thiểu số là 150 người, chiếm 1,73%; số thầy thuốc có 1.113 người, bình quân có 10 y bác sỹ trên 1 vạn dân, trong đó y bác sỹ dân tộc thiểu số là 10 người, chiếm 0,9%.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Khánh Hoà có 519.745 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 81.813 ha, chiếm 15,74%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 180.740 ha, chiếm 34,77%; diện tích đất chuyên dùng là 80.793 ha, chiếm 15,54%; diện tích đất ở là 5.427 ha, chiếm 1,04%; diện tích chưa sử dụng và sông suối đá là 170.972 ha, chiếm 32,88%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.403 ha, chiếm 65,27%; riêng đất trồng lúa chiếm 18,08% gieo trồng 2 vụ lúa; diện tích đất trồng cây lâu năm là 8.216 ha, chiếm 10,04%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.918 ha, chiếm 6,01%.
Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 143.892 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 387 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 8.864 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Ðến năm 2002, tỉnh Khánh Hoà có 183.194 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 159.595 ha, rừng trồng 23.599 ha.
3.3. Tài nguyên biển
Tỉnh có 385 km bờ biển. Tổng sản lượng hải sản 83.000 tấn, trong đó khai thác 63.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là nguyên vật liệu xây dựng, cát trắng trữ lượng 140 triệu tấn, cao lanh 70.000 tấn, đá granite 10 tỷ m3. Tài nguyên du lịch: Phong phú đẹp nhất miền Trung.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; dường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số lượng bưu cục và dịch vụ toàn tỉnh là 198 đơn vị; tổng số máy điện thoại là 71.000 cái, số máy fax 500 cái, trong đó vùng dân tộc và miền núi chiếm 1,34%.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Hiện 100% số xã trong tỉnh có mạng lưới điện quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện chiếm 65%.
4.4. Hệ thống nước sinh hoạt: Tỷ lệ số dân ở thành thị được dùng nước sạch đạt 90%, tỷ lệ số dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch chiếm 58%.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP là 10,5%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 600.000 người/ tháng.
Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế:
+ Công nghiệp - XDCB: 39,22%.
+ Nông - lâm - nghiệp: 21,51%.
+ Thương mại - dịch vụ: 39,27%.
Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh còn 8%.
Tỷ lệ huy động trẻ em đến tuổi đi học đạt 98,3%.
Một số sản phẩm chủ yếu: Trong công nghiệp: Xi măng 75.000 tấn; đá chẻ 7.500.000 viên; thuốc lá 410 triệu bao; trong nông nghiệp 178.000 tấn lương thực.
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Huyện Khánh Vĩnh:
- Khu vực I (MN): Thị trấn Khánh Vĩnh.
- Khu vực II (MN): Xã Khánh Ðông, Khánh Trung, Sông Cầu; (VC): Xã Khánh Bình, Khánh Nam.
- Khu vực III (VC): Xã Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Hiệp, Liên Sang, Giang Ly, Sơn Thái, Cầu Bà.
Huyện Khánh Sơn:
- Khu vực II (MN): Xã Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp; (VC): Xã Sơn Trung.
- Khu vực III (VC): Xã Thành Sơn, Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Hiệp, xã Ba Cụm Nam.
Huyện Cam Ranh:
- Khu vực II (MN): Xã Cam Thịnh Tây, Cam Hiệp Ðức, Cam Phước Tây, Cam Thành Nam, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Lập, Cam Hải Ðông, Cam Bình.
- Khu vực III (VC): Xã Sơn Tân.
Huyện Diên Khánh:
- Khu vực II (MN): Xã Diên Tân, Suối Tân.
- Khu vực III (MN): Xã Suối Cát; (VC): Xã Suối Tiên.
Huyện Vạn Ninh:
- Khu vực II (MN): Xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thạnh; (VC): Xã Vạn Phúc, Vạn Lương, Vạn Khánh, Vạn Bình.
- Khu vực III (MN): Xã Xuân Sơn.
Huyện Ninh Hoà:
Khu vực II (MN): Xã Ninh Tây, Ninh Tân, Ninh Vân, Ninh Thượng.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
- Huyện Khánh Vinh: Xã ÐBKK: Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Hiệp, Liên Sang, Giang Ly, Sơn Thái, Cầu Bà.
- Huyện Khánh Sơn: Xã ÐBKK: Thành Sơn, Lâm Sơn, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Ba Cụm Nam.
- Huyện Cam Ranh: Xã ÐBKK: Sơn Tân.
3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo
a. Tình hình tôn giáo: Ðã phát triển và có xu hướng tăng trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt là đạo Tin Lành. Hiện Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng xuống cơ sở để vận động đồng bào bỏ đạo, cũng như ngăn chặn việc truyền đạo trái phép của một số tổ chức.
b. Tình hình hạn hán, lũ lụt: Hạn hán, lũ lụt ít xẩy ra do điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi hơn các tỉnh vùng Duyên hải miền trung.
c. Tỷ lệ đói nghèo: Toàn tỉnh hiện còn trên 8% số hộ đói nghèo, trong đó tỷ lệ đói nghèo ở các xã thuộc Chương trình 135 còn rất cao khoảng 71%.
III. TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 -2010
1. Quan điểm phát triển
Tiếp tục khơi dạy và phát huy tối đa nguồn lực trong tỉnh, gắn với việc thu hút tối đa nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển. Gắn nền sản xuất hàng hoá của tỉnh với thị trường trong nước, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, lấy xuất khẩu thuỷ sản làm trọng tâm nhằm phát huy và sử dụng mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài. Tận dụng những cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng các hình thức thu hút nguồn lực từ bên ngoài kể cả hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả từng ngành, từng vùng lãnh thổ trong tỉnh. Kế thừa và phát huy có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng, phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Khánh Hoà trong mối quan hệ với cả nước, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, các đô thị của địa bàn trọng điểm và các khu công nghiệp lớn, nhất là cho phát triển quốc lộ 1, nhằm thu hút đầu tư và công nghệ mới cho phát triển công nghiệp và dịch vụ - du lịch.
Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội. Ổn định một bước đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, bằng nhiều vốn, tạo ra được 12 đến 14 vạn chỗ làm, giảm tỷ lệ nghèo đói.
Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh chính trị và ổn định xã hội. Có biện pháp tích cực để ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự, kỷ cương xã hội; đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với mọi tình huống xấu có thể xẩy ra.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 9 - 10% trong suốt giai đoạn 2001 - 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành:
2001 - 2005
2006 - 2010
Nông - lâm nghiệp (%)
3,5 - 4,0
3,0 - 4,0
Công nghiệp - xây dựng cơ bản (%)
13,5 - 14,5
11,0 - 12,0
Thương mại - dịch vụ (%)
10,0 - 11,0
9,0 - 10,0
- GDP bình quân đầu người năm 2005 là 585 USD và năm 2010 là 1.050 USD.
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt 210 nghìn tấn và đến năm 2010 là 200 nghìn tấn.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 700 - 800 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.200 - 1.300 triệu USD.
- Tỷ lệ tích luỹ từ GDP từ 4 - 5%
- Cơ cấu kinh tế các ngành: Nông - lâm nghiệp là 14%; công nghiệp - xây dựng cơ bản là 47%; thương mại - dịch vụ là 39%.
(nguồn cema.gov)
Diện tích tự nhiên: 5.197 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên của hơn 200 đảo, quần đảo: trên 600 km2.
Dân số: 1.096.617 người, trong đó:
Thành thị: 434.261người
Nông thôn: 662.356 người
Mật độ dân số : 212 người/ km2 (Số liệu năm 2003)
Dân tộc: 32 dân tộc chung sống tại Khánh Hòa, trong đó Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Raglay 3,4%; dân tộc Hoa 0,86%; dân tộc Cơ ho 0,34%, Ê Đê 0,25%.