Cuộc sống không thể sống thiếu bạn bè, nhưng quan trọng đó có phải là những người bạn chân thành, đáng tin cậy, luôn bên ta những lúc khó khăn, cùng ta vượt qua những chướng ngại vật trong cuộc đời... Cần luôn tỉnh táo trong việc lựa chọn bạn. Quan trọng hơn là nhận ra những người bạn không tốt, chỉ coi ta là một người để lợi dụng những khi khó khăn. Nhận diện những kẻ lợi dụng lòng tốt của ta. Đó không phải là bạn ta.
1.Tấn công tài chính
Ai cũng có lúc gặp khó khăn về tài chính, bạn bè giúp đỡ nhau là chuyện bình thường. Nhưng sẽ không bình thường khi họ thường xuyên mượn tiền của bạn mà chẳng thấy "hồi âm". Ta thấy họ luôn rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn, lúc nào họ cũng tỏ ra đang rất "bí" và rất cần tiền. Họ gọi điện hay tìm gặp và nói rằng mình đang có một khoản nợ cần trả gấp, nhờ bạn xoay sở cho một ít.
Trong hoàn cảnh ấy, là bạn với nhau chẳng ai đành lòng có tiền trong người mà bảo không hay vô cảm trước sự khẩn khoản của người bạn đó mà không đi hỏi vay tiền hộ. Thế rồi thì sao, họ kêu sẽ trả trong vài ngày, cuối cùng thì 1 tuần, 1 tháng thậm chí là lâu hơn, vẫn không thấy họ có ý trả hay có một lời khất nợ. Dường như ai cũng thấy không được hay lắm khi nhắc khéo họ trả tiền vì sợ bị cho là mình tính toán, đòi nợ. Kết quả là bạn lại phải bỏ tiền túi ra trả cho người mà bạn vay hộ vì không muốn mang tiếng "nợ dai như đỉa". Đến khi họ trả được tiền rồi thì ngay mấy hôm sau lại thấy hỏi vay. Vay rồi thì lại thấy "bặt vô âm tín".
Có một hình thức "tấn công tài chính" khác, chính là chiếc "dế" của bạn. Họ ngỏ ý mượn điện thoại của bạn, nhờ một cuộc điện thoại hay vài tin nhắn vì để quên điện thoại ở nhà hay máy mới hết tiền mà lại đang có việc quan trọng. Nỡ lòng nào ta lại không cho họ mượn. Nhưng cuộc điện thoại chẳng khác nào đang "nấu cháo", mà cuộc gọi điện cũng như đang trêu đùa. Cuộc "trò chuyện việc gấp" đó sẽ không kết thúc nế bạn không ra hiệu có việc phải đi, xin lại chiếc điện thoại. Nếu những chuyện này diễn ra không phải chỉ một vài lần mà thường xuyên thì bạn hãy xem lại người bạn đó, xem lại tình bạn này.
2.Tấn công lòng tốt
Họ rất hay nhờ bạn làm những công việc mà lẽ ra họ mới là người phải hoàn thành. Như đem sang nhà bạn một đề văn và bảo ngay ngày mai phải nộp rồi mà họ thì lại phải làm cái này, cái nọ, rất bận... Rồi bài kiểm tra trước điểm số đã không được tốt lắm, họ lại không giỏi văn nên nhờ bạn làm giúp bài kiểm tra này. Bạn nói sẽ làm giúp dàn ý, thì họ chuyển sang nài nỉ, kể lể... Miễn cưỡng bạn phải nhận lời.
Không chỉ có thế, họ thường xuyên mang bài sang hỏi bạn nhưng thực chất là nhờ bạn làm hộ. Khi bạn muốn giảng giải thì họ bảo không cần, chỉ cần bạn làm giúp cho xong bài tập thôi. Họ kể chuyện thầy giáo dạy Toán khó tính, nghiêm khắc như thế nào nên phải hoàn thành tất cả những bài tập này.
3. Đưa bạn vào tình huống "sự đã rồi"
Sau một thời gian học nhóm cùng nhau thì không thấy người bạn đó sang nhà bạn học cùng nữa. Bỗng một buổi tối, người bạn ấy gọi điện, bảo nếu bố mẹ họ có điện hỏi thì cứ bảo chiều nay họ học nhóm ở nhà bạn. Rồi bảo "trăm sự nhờ bạn" số phận của họ nằm trong lời nói của bạn. Sau đó cúp máy, đưa vào tình thế "sự đã rồi".
Hay họ muốn bạn nói dối, che giấu hộ họ. Vì cho rằng, nếu bạn không "nói dối" là giết họ, đẩy họ vào bước đường cùng. Bạn luôn là người bị động, rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Nếu người bạn của bạn có những biểu hiện như trên, hãy tin rằng đó không phải người bạn tốt. Nếu tiếp tục a dua theo họ, bạn sẽ bị họ biến thành một người khác, không còn là chính mình. Đôi khi là chính bạn cũng tiếp tục "nối giáo cho giặc". Trong những tình huống như thế này, sự thẳng thắn là cách giải quyết tốt nhất. Hãy dứt khoát để họ không thể được thể càng lấn tới. Với họ, bạn có thể là một người bạn tốt, nhưng là một người bạn "lợi dụng tốt". Đừng để kẻ xấu lợi dụng mình. Hãy tỉnh táo trong việc lựa chọn bạn mà chơi.
1.Tấn công tài chính
Ai cũng có lúc gặp khó khăn về tài chính, bạn bè giúp đỡ nhau là chuyện bình thường. Nhưng sẽ không bình thường khi họ thường xuyên mượn tiền của bạn mà chẳng thấy "hồi âm". Ta thấy họ luôn rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn, lúc nào họ cũng tỏ ra đang rất "bí" và rất cần tiền. Họ gọi điện hay tìm gặp và nói rằng mình đang có một khoản nợ cần trả gấp, nhờ bạn xoay sở cho một ít.
Trong hoàn cảnh ấy, là bạn với nhau chẳng ai đành lòng có tiền trong người mà bảo không hay vô cảm trước sự khẩn khoản của người bạn đó mà không đi hỏi vay tiền hộ. Thế rồi thì sao, họ kêu sẽ trả trong vài ngày, cuối cùng thì 1 tuần, 1 tháng thậm chí là lâu hơn, vẫn không thấy họ có ý trả hay có một lời khất nợ. Dường như ai cũng thấy không được hay lắm khi nhắc khéo họ trả tiền vì sợ bị cho là mình tính toán, đòi nợ. Kết quả là bạn lại phải bỏ tiền túi ra trả cho người mà bạn vay hộ vì không muốn mang tiếng "nợ dai như đỉa". Đến khi họ trả được tiền rồi thì ngay mấy hôm sau lại thấy hỏi vay. Vay rồi thì lại thấy "bặt vô âm tín".
Có một hình thức "tấn công tài chính" khác, chính là chiếc "dế" của bạn. Họ ngỏ ý mượn điện thoại của bạn, nhờ một cuộc điện thoại hay vài tin nhắn vì để quên điện thoại ở nhà hay máy mới hết tiền mà lại đang có việc quan trọng. Nỡ lòng nào ta lại không cho họ mượn. Nhưng cuộc điện thoại chẳng khác nào đang "nấu cháo", mà cuộc gọi điện cũng như đang trêu đùa. Cuộc "trò chuyện việc gấp" đó sẽ không kết thúc nế bạn không ra hiệu có việc phải đi, xin lại chiếc điện thoại. Nếu những chuyện này diễn ra không phải chỉ một vài lần mà thường xuyên thì bạn hãy xem lại người bạn đó, xem lại tình bạn này.
2.Tấn công lòng tốt
Họ rất hay nhờ bạn làm những công việc mà lẽ ra họ mới là người phải hoàn thành. Như đem sang nhà bạn một đề văn và bảo ngay ngày mai phải nộp rồi mà họ thì lại phải làm cái này, cái nọ, rất bận... Rồi bài kiểm tra trước điểm số đã không được tốt lắm, họ lại không giỏi văn nên nhờ bạn làm giúp bài kiểm tra này. Bạn nói sẽ làm giúp dàn ý, thì họ chuyển sang nài nỉ, kể lể... Miễn cưỡng bạn phải nhận lời.
Không chỉ có thế, họ thường xuyên mang bài sang hỏi bạn nhưng thực chất là nhờ bạn làm hộ. Khi bạn muốn giảng giải thì họ bảo không cần, chỉ cần bạn làm giúp cho xong bài tập thôi. Họ kể chuyện thầy giáo dạy Toán khó tính, nghiêm khắc như thế nào nên phải hoàn thành tất cả những bài tập này.
3. Đưa bạn vào tình huống "sự đã rồi"
Sau một thời gian học nhóm cùng nhau thì không thấy người bạn đó sang nhà bạn học cùng nữa. Bỗng một buổi tối, người bạn ấy gọi điện, bảo nếu bố mẹ họ có điện hỏi thì cứ bảo chiều nay họ học nhóm ở nhà bạn. Rồi bảo "trăm sự nhờ bạn" số phận của họ nằm trong lời nói của bạn. Sau đó cúp máy, đưa vào tình thế "sự đã rồi".
Hay họ muốn bạn nói dối, che giấu hộ họ. Vì cho rằng, nếu bạn không "nói dối" là giết họ, đẩy họ vào bước đường cùng. Bạn luôn là người bị động, rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Nếu người bạn của bạn có những biểu hiện như trên, hãy tin rằng đó không phải người bạn tốt. Nếu tiếp tục a dua theo họ, bạn sẽ bị họ biến thành một người khác, không còn là chính mình. Đôi khi là chính bạn cũng tiếp tục "nối giáo cho giặc". Trong những tình huống như thế này, sự thẳng thắn là cách giải quyết tốt nhất. Hãy dứt khoát để họ không thể được thể càng lấn tới. Với họ, bạn có thể là một người bạn tốt, nhưng là một người bạn "lợi dụng tốt". Đừng để kẻ xấu lợi dụng mình. Hãy tỉnh táo trong việc lựa chọn bạn mà chơi.