Chuyện “hẹn hò” ở khu nội trú gây ra rất nhiều tình huống khó xử với teen nhà mình đấy!
Nội trú = nơi hẹn hò
Các phòng nội trú của teen thường được tự quản là chính, chính vì lí do ấy mà một vài bạn đã rất hồn nhiên đưa “người yêu” vào phòng hẹn hò có khi còn “qua đêm” trong phòng nội trú.
“Nội trú mỗi người một giường, nên việc ai đó trong phòng có người yêu ở lại nghỉ trưa, có khi nghỉ qua đêm là việc không hiếm. Các bạn khi tới chơi còn nấu nướng, sinh hoạt tự nhiên như chốn không người. Họ nghĩ như thế chẳng hề hấn gì nhưng thật ra chúng mình rất khó chịu” - Hoa than thở.
Vào ngày nghỉ cuối tuần có một số teen girl có bạn trai thường đi chơi khuya rồi về ngủ, sáng ra về sớm. Teen khá vô tư vì nghĩ rằng thực ra chuyện chẳng có gì, người ta vẫn ngủ giường riêng mà, có ảnh hưởng đến ai đâu và cứ giữ trong mình cái suy nghĩ ấy kèm thêm việc các bạn trong phòng “cả nể” nhau không góp ý dẫn đến việc tình trạng ấy cứ diễn ra thường xuyên không kiểm soát được.
Hay cô bạn Lan (17t) tâm sự: "Tớ mới lên nhập học, nhà thì xa, ở nội trú để yên tâm học hành vì không gian yên tĩnh cũng như an ninh tốt nhưng không ngờ trong phòng có bạn thường xuyên dẫn bạn trai đến chơi. Hai người trò chuyện tới khuya mới về làm tớ không sao tập trung học hành được".
Dù không nhiều nhưng đôi khi chuyện riêng này còn được thỏa hiệp ngầm giữa các bạn cùng phòng cứ hễ thấy một đôi vào phòng là những người còn lại có “bổn phận” tự giác ra ngoài. Câu chuyện tự kết thúc sau một vài tiếng, khi cửa phòng đã mở toang. Đáng lưu ý là tình trạng này không chỉ diễn ra ở phòng nữ sinh mà còn xảy ra nhiều ở những phòng nội trú của nam sinh.
Sự thẳng thắn của các bạn cùng phòng
Tiếp chuyện của Lan, sau nhiều lần khó chịu chuyện bạn cùng phòng dẫn bạn trai về nội trú làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của mình và các bạn trong phòng. Lan đã thẳng thắn góp ý với cô bạn. Sau vài lần cả phòng Lan phải bàn cách lập ra giờ cố định để bạn bè, người yêu đến thăm.
“Thực ra chuyện bạn bè đến chơi cũng không có gì to tát nhưng phải có thời gian, chơi ra chơi, học ra học và quan trọng là không gây khó chịu đối với những người sống chung với mình. Mình đã thẳng thắn góp ý với bạn ấy và cũng khuyên bạn ấy nên dành nhiều thời gian cho học tập, cuối cấp rồi.” – Lan chia sẻ thêm.
Teen cứ nghĩ rằng việc ấy chẳng có gì nhưng teen có biết khi có một người lạ vào phòng thì người khác họ sẽ cảm thấy như thế nào, dĩ nhiên là các bạn sẽ không sinh hoạt bình thường, không tự nhiên ngay ở chính phòng của mình và kéo theo cả nỗi lo “nơm nớp” vì sợ các cô chú quản lí đi kiểm tra nếu phát hiện ra thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ấy là chưa kể đến chuyện đồ đạc trong phòng mất mát, lại đổ lỗi cho nhau rồi xích mích giận dỗi nọ kia vừa ảnh hưởng đến chuyện học tập vừa ảnh hưởng đến tình bạn thân thiết của teen, điều “tối kị” nhất khi sống cùng phòng với nhau là không tin nhau đấy, bạn ạ!
Dĩ nhiên một lời góp ý thẳng thắn, không quá gay gắt nhưng cũng phải có chút tế nhị nhẹ nhàng, thể hiện được rõ quan điểm của bạn muốn tốt cho tất cả mọi người rồi dần dà các bạn cũng sẽ hiểu ra và cùng chấp hành nội quy của phòng thôi mà.
Kết
Bạn ạ, việc ở chung phòng nhất là ở nội trú cùng nhiều bạn khác, sẽ xảy rất nhiều những “va chạm” mà nếu không biết cách xử lí nó không chỉ làm ảnh hưởng đến bạn mà còn đến nhiều người khác và quan trọng là mất đi tình đoàn kết của các bạn trong cùng phòng. Sống chung với nhau như những người bạn thân thiết như một gia đình, niềm tin là điều quan trọng nhất mà teen cần ghi nhớ. Hãy thẳng thắn góp ý, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ và hiểu nhau nhiều hơn! Teen nhớ giữ cho mình một lối sống lành mạnh để không làm ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của mình cũng như những người bạn xung quanh. Đừng vô tư biến phòng trọ tập thể thành phòng riêng, bạn nhé!
Nội trú = nơi hẹn hò
Các phòng nội trú của teen thường được tự quản là chính, chính vì lí do ấy mà một vài bạn đã rất hồn nhiên đưa “người yêu” vào phòng hẹn hò có khi còn “qua đêm” trong phòng nội trú.
“Nội trú mỗi người một giường, nên việc ai đó trong phòng có người yêu ở lại nghỉ trưa, có khi nghỉ qua đêm là việc không hiếm. Các bạn khi tới chơi còn nấu nướng, sinh hoạt tự nhiên như chốn không người. Họ nghĩ như thế chẳng hề hấn gì nhưng thật ra chúng mình rất khó chịu” - Hoa than thở.
Vào ngày nghỉ cuối tuần có một số teen girl có bạn trai thường đi chơi khuya rồi về ngủ, sáng ra về sớm. Teen khá vô tư vì nghĩ rằng thực ra chuyện chẳng có gì, người ta vẫn ngủ giường riêng mà, có ảnh hưởng đến ai đâu và cứ giữ trong mình cái suy nghĩ ấy kèm thêm việc các bạn trong phòng “cả nể” nhau không góp ý dẫn đến việc tình trạng ấy cứ diễn ra thường xuyên không kiểm soát được.
Hay cô bạn Lan (17t) tâm sự: "Tớ mới lên nhập học, nhà thì xa, ở nội trú để yên tâm học hành vì không gian yên tĩnh cũng như an ninh tốt nhưng không ngờ trong phòng có bạn thường xuyên dẫn bạn trai đến chơi. Hai người trò chuyện tới khuya mới về làm tớ không sao tập trung học hành được".
Dù không nhiều nhưng đôi khi chuyện riêng này còn được thỏa hiệp ngầm giữa các bạn cùng phòng cứ hễ thấy một đôi vào phòng là những người còn lại có “bổn phận” tự giác ra ngoài. Câu chuyện tự kết thúc sau một vài tiếng, khi cửa phòng đã mở toang. Đáng lưu ý là tình trạng này không chỉ diễn ra ở phòng nữ sinh mà còn xảy ra nhiều ở những phòng nội trú của nam sinh.
Sự thẳng thắn của các bạn cùng phòng
Tiếp chuyện của Lan, sau nhiều lần khó chịu chuyện bạn cùng phòng dẫn bạn trai về nội trú làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của mình và các bạn trong phòng. Lan đã thẳng thắn góp ý với cô bạn. Sau vài lần cả phòng Lan phải bàn cách lập ra giờ cố định để bạn bè, người yêu đến thăm.
“Thực ra chuyện bạn bè đến chơi cũng không có gì to tát nhưng phải có thời gian, chơi ra chơi, học ra học và quan trọng là không gây khó chịu đối với những người sống chung với mình. Mình đã thẳng thắn góp ý với bạn ấy và cũng khuyên bạn ấy nên dành nhiều thời gian cho học tập, cuối cấp rồi.” – Lan chia sẻ thêm.
Teen cứ nghĩ rằng việc ấy chẳng có gì nhưng teen có biết khi có một người lạ vào phòng thì người khác họ sẽ cảm thấy như thế nào, dĩ nhiên là các bạn sẽ không sinh hoạt bình thường, không tự nhiên ngay ở chính phòng của mình và kéo theo cả nỗi lo “nơm nớp” vì sợ các cô chú quản lí đi kiểm tra nếu phát hiện ra thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ấy là chưa kể đến chuyện đồ đạc trong phòng mất mát, lại đổ lỗi cho nhau rồi xích mích giận dỗi nọ kia vừa ảnh hưởng đến chuyện học tập vừa ảnh hưởng đến tình bạn thân thiết của teen, điều “tối kị” nhất khi sống cùng phòng với nhau là không tin nhau đấy, bạn ạ!
Dĩ nhiên một lời góp ý thẳng thắn, không quá gay gắt nhưng cũng phải có chút tế nhị nhẹ nhàng, thể hiện được rõ quan điểm của bạn muốn tốt cho tất cả mọi người rồi dần dà các bạn cũng sẽ hiểu ra và cùng chấp hành nội quy của phòng thôi mà.
Kết
Bạn ạ, việc ở chung phòng nhất là ở nội trú cùng nhiều bạn khác, sẽ xảy rất nhiều những “va chạm” mà nếu không biết cách xử lí nó không chỉ làm ảnh hưởng đến bạn mà còn đến nhiều người khác và quan trọng là mất đi tình đoàn kết của các bạn trong cùng phòng. Sống chung với nhau như những người bạn thân thiết như một gia đình, niềm tin là điều quan trọng nhất mà teen cần ghi nhớ. Hãy thẳng thắn góp ý, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ và hiểu nhau nhiều hơn! Teen nhớ giữ cho mình một lối sống lành mạnh để không làm ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của mình cũng như những người bạn xung quanh. Đừng vô tư biến phòng trọ tập thể thành phòng riêng, bạn nhé!